Giảm nghèo hiệu quả tại K' Nớ - Lạc Dương

02:42 |
Đưng K’Nớ, Lạc Dương là xã có 99% người dân tộc thiểu số (DTTS) và địa bàn vốn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, xã Đưng K’Nớ là 1 trong 20 tập thể, 1 trong 13 xã của tỉnh vừa được vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2013.

Cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho ông Bon Niêng Ha Bang (bên trái) tham gia mô hình
thâm canh cà phê

Nhà nước chung tay, dân đồng thuận
Năm 2013, ngân sách tỉnh hỗ trợ xã Đưng K’Nớ 1 tỷ đồng để thâm canh 100ha cây trồng với 128 hộ, trong đó 97 hộ nghèo (72,9ha) và 31 hộ cận nghèo (27,1ha). Huyện Lạc Dương là địa phương triển khai thành công nhất trong tỉnh về mô hình giảm nghèo nhanh và bền vững. 2 năm 2012-2013, xã Đưng K’Nớ có 16 hộ nhận thực hiện mô hình thâm canh cà phê catimor. Năng suất bình quân cà phê 5-7 tuổi khoảng 3,64 tấn nhân/ha, tăng từ 10-15%. Do chăm sóc đúng kỹ thuật góp phần làm kéo dài chu kỳ kinh tế của cây cà phê. Mô hình nuôi gà thả vườn có 3 hộ, gà sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng bình quân 2,5 kg/con. Mô hình này phù hợp với trình độ, tập quán của người dân. Qua mô hình, bà con được hỗ trợ vốn, được chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhận thức chuyển biến. Năm 2013, 8 hộ tham gia mô hình vườn-chuồng-rừng-ao đã thoát được nghèo: Rơ Ông Ha Jong, Kră Jăn Ha Liêng, Rơ Ông Ha Đông, KTol K’Jang, Rơ Ông Ha Tang, Cil Mup Ha Tang, Phi Srỗn Ha Krênh và Cil Mup Ha Buốt.

Cùng đó, Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 2 năm 2012 và 2013 của Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng 4 mô hình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi heo địa phương có 40 hộ tham gia. Chủ nhiệm Dự án Nguyễn Văn Quang cho biết: “Nông dân đã nắm bắt được các quy trình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê, nuôi heo địa phương theo hướng bán chăn thả có kiểm soát dịch bệnh, nuôi gà thả vườn hướng thịt...”. Qua triển khai các mô hình, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo đạt từ 600-700 ngàn đồng/tháng; có hộ đạt 1.300 ngàn đồng/người/tháng.

Từ năm 2008 đến nay, triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, xã Đưng K’Nớ từ tỷ lệ hộ nghèo 47,32% (năm 2008) còn 21,8% (năm 2013), bình quân mỗi năm giảm 8,36% - tỷ lệ cao nhất trong 4 xã nghèo của huyện Lạc Dương. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS của xã năm 2012 là 30,77% đến năm 2013 còn 22,77%. Năm 2013, xã vượt chỉ tiêu giảm nghèo 140% do UBND huyện đặt ra. Kết thúc năm 2013, Đưng K’Nớ có mức tăng trưởng kinh tế đạt 25,5 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 13,6 triệu đồng/người/năm (kế hoạch 11 triệu đồng).

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Nguyễn Quốc Kỳ, thành công ở chỗ: Lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình như 135, nông thôn mới, phát triển lâm nghiệp, vay vốn ưu đãi… Thông qua các chương trình, dự án hầu hết người dân thuộc đối tượng thụ hưởng đều được tiếp cận trực tiếp với các chính sách.

Vươn lên làm giàu?

Năm 2014, ngoài các giải pháp đồng bộ khác như tín dụng ưu đãi, khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề, y tế, giáo dục…, huyện Lạc Dương đang tiếp tục triển khai các mô hình tại xã nghèo như Đưng K’Nớ. Theo đó, mỗi xã từ 3-4 mô hình sản xuất rau theo quy mô “vườn rau dinh dưỡng”. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí giống, phân bón, vật tư lần đầu. Từ 3-5 mô hình thâm canh cây cà phê điển hình về đầu tư, thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… để nhân rộng trong xã. Mỗi xã có 2-3 mô hình chăn nuôi gà giống mới JDabaco từ 30-50 con, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần thức ăn, vắcxin, thuốc phòng trị bệnh… Năm 2014, Đưng K’Nớ sẽ mở rộng diện tích canh tác lên 641ha, tăng 12,5% so với năm 2013. Cùng đó là chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, cải tạo vườn cà phê để nâng năng suất và chất lượng. Tiếp tục xây dựng 8 mô hình kinh tế hộ vườn-ao-chuồng-rừng. Phát triển đàn bò lên 224 con, đàn heo 648 con, gia cầm, gia súc 3.565 con; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt ở thôn Đưng Trang...

Chỉ tiêu giảm nghèo của Đưng K’Nớ năm 2014 còn 18,05%, DTTS còn 18,85%; năm 2015 còn 14,29%, DTTS còn 14,92%. Xã đang phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm; tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt 30,18 tỷ đồng; giải quyết 200-250 lao động có việc làm mới; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 20%; 95-100% hộ được sử dụng nước sạch; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia…

Tuy Đưng K’Nớ đã đạt được khá nhiều kết quả về giảm nghèo nhanh và bền vững nhưng dĩ nhiên không bằng lòng dừng lại. Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Ông Ha Nhang thẳng thắn cho rằng: UBND xã và cộng đồng dân cư trong xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nội lực của chính mảnh đất quê hương mình. Đó là đất đai, phát triển rừng, phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đàn gia súc. Vì vậy, “UBND xã và gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và cộng đồng dân cư phải tiếp tục học hỏi, tìm tòi để biến từ những điều kiện thuận lợi đó trở thành những giá trị đích thực trong phát triển kinh tế từ hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, để không chỉ giảm nghèo mà vươn lên làm giàu”…
Read more…

Tổ hợp tác Đoàn Kết Lộc An liên kết làm giàu

19:11 |
Ban đầu, họ chỉ là một nhóm nhỏ những gia đình hợp sức lại với nhau để vượt khó; dần dần, trở thành một tổ hợp tác với nguồn lực khá mạnh, duy trì nguồn lãi qua từng năm và giúp cho 80% các thành viên thoát nghèo. Sức lan tỏa trở nên mạnh mẽ khi Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đi vào quỹ đạo. Qua 3 năm triển khai, toàn xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) đã hình thành 80 tổ, đội, nhóm hợp tác; tổng vốn góp lên đến hàng trăm triệu đồng

Các thành viên Tổ hợp tác Đoàn Kết trao đổi kinh nghiệm bên vườn cà phê
của anh Nguyễn Duy Thành


Năm 2005, 11 cặp vợ chồng trẻ ở xóm 6, thôn 5, Lộc An quyết định gắn kết lại với nhau thành một nhóm để đùm bọc, giúp nhau vượt khó. Từ 11 triệu đồng vốn góp ban đầu, sau 9 năm hợp lực, số vốn đã lên đến 340 triệu đồng. Số thành viên cũng tăng lên 17 hộ và mỗi hộ góp 1 triệu đồng vốn/1 năm. Luân phiên hàng năm có 10 thành viên được vay vốn, lãi suất 1%/tháng. Từ 80% hộ nghèo ban đầu, nay 100% hộ trong nhóm là hộ khá, giàu, có “của ăn của để”. Cuối năm 2013, nhóm chính thức được UBND xã Lộc An phê duyệt trở thành Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5 Lộc An. Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, xã Lộc An, cho biết: “Mục đích góp vốn hỗ trợ nhau trong sản xuất chỉ là phụ, chính yếu vẫn là xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ cộng đồng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế”.

Mô hình tổ hợp tác này được nhân rộng và trở nên phổ biến khi xã điểm Lộc An bắt tay vào xây dựng NTM. Tiêu chí 13 “Xây dựng hình thức tổ chức sản xuất” đã tìm được đáp án. Từ Tổ hợp tác Đoàn Kết, giờ đây thôn 5 (Lộc An) đã xây dựng thêm 2 tổ là Tổ Kết Nghĩa (5 thành viên) và Tổ Liên Gia (12 thành viên). Lộc An có 16 thôn thì đã có 50% số thôn hưởng ứng thành lập tổ hợp tác. Đáng kể là tổ hợp tác chăn nuôi ở thôn 9, với 10 thành viên; 3 tổ hợp tác ở thôn 1 và 1 tổ hợp tác ở thôn 6. Ông Trần Doãn Quang - Chủ tịch Hội Nông dân Lộc An, cho biết: “Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các nguồn vốn tín dụng ở ngân hàng và quỹ tín dụng khó tiếp cận, việc các tổ hợp tác góp vốn để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn là một “kênh” hỗ trợ tài chính đắc lực cho nông dân. Tuy nhiên, khi đến với các tổ hợp tác, nông dân không chỉ được vay vốn, quan trọng hơn, họ được hỗ trợ về tinh thần, được tham gia vào một tổ chức tập thể gắn kết bền chặt và là chỗ dựa cho họ trong cuộc sống. Các tổ hợp tác đã tạo nên nguồn sức mạnh cộng đồng khá mạnh mẽ ở nông thôn hiện nay. Bất cứ phong trào, mô hình, hoạt động nào khi triển khai về khu dân cư, được các tổ hợp tác này bắt tay thực hiện đều có hiệu quả rất nhanh và mạnh”.

Ông Phạm Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An, nhận định: “Sau 3 năm xây dựng NTM, Lộc An đã xây dựng được 80 tổ, đội, nhóm hợp tác, với tổng nguồn vốn góp trên 735 triệu đồng. Kể từ khi thành lập các tổ hợp tác, đời sống nông dân trong xã được cải thiện rõ rệt. Không đơn thuần như mối quan hệ góp vốn giữa xã viên với ban chủ nhiệm trong hợp tác xã, tổ hợp tác là một đơn vị dân cư gắn kết như một gia đình, vừa hỗ trợ nhau về vật chất vừa là điểm tựa về tinh thần. Chương trình xây dựng NTM của xã khi triển khai về khu dân cư được đồng thuận rất cao, nhờ vào “tiếng nói” của những tổ hợp tác này”.

Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, cho hay: “Chúng tôi lấy tên là Tổ hợp tác Đoàn Kết, vì muốn mọi thành viên phải thống nhất và đồng lòng trong mọi việc. Phương tiện sản xuất là tài sản riêng, nhưng khi cần, tất cả các thành viên trong tổ đều sử dụng chung. Kinh nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được các thành viên tiếp cận, chia sẻ với nhau và cùng thử nghiệm. Cách thức làm giàu được thẳng thắn trao đổi và cùng hỗ trợ nhau vươn lên”. Anh Nguyễn Duy Thành, một thành viên của Tổ Đoàn Kết, hiện là hộ giàu, với thu nhập hàng năm trên dưới 500 triệu đồng. Ngày mới tham gia tổ hợp tác, gia đình anh là hộ nghèo, chuyên trồng chè hạt. Nay, anh có trong tay 6,5ha cà phê giống mới, cho thu nhập trung bình 7 tấn/ha. Anh Thành cho biết: “Tôi muốn tham gia tổ hợp tác vì đó là “cái nôi” đã từng cưu mang tôi lúc khó khăn và là nơi giúp tôi về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sống…”.

Thống kê trên toàn địa bàn huyện Bảo Lâm hiện có 5 HTX, 10 tổ hợp tác, hàng trăm tổ, đội liên kết sản xuất. Trào lưu hợp lực và liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang là bàn đạp vững chắc giúp nông dân địa phương đứng vững, tạo nên sức mạnh tập thể trên lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Read more…

Cần gấp 2 nữ ở ghép tại Q.Tân Phú giá phòng 1,8 triệu

21:41 |

Cần gấp 2 nữ ở ghép tại Q.Tân Phú

Mình là dân Bảo Lộc nếu các bạn đồng hương ai có nhu cầu ở chung cho vui nhé.
- Phòng đẹp, sạch sẽ, có toilet riêng,có chỗ để xe miễn phí.
- Đặc biệt : khu trọ an ninh, wifi miễn phí, phòng đầy đủ tiện nghi, thoáng mát, có sân thượng rộng phơi đồ, có chỗ nấu ăn riêng, gần chợ,gần siêu thị

- Giá phòng 1tr8, hiện đang có 1 nữ ở.
- Phòng đã có đầy đủ đồ đạc, tiện nghi, chỉ cận dọn tới là ở ngay.
- Địa chỉ : 11 Lê Sao Phú Thạnh,Tân Phú
- Liên hệ : Miss Thảo 0905294335 (gọi điện hoặc sms trực tiếp nhé)

hình ảnh minh họa

Read more…

Bé gái 10 tuổi mắc bệnh hiểm nghèo tại Lâm Hà

18:42 |
Sinh ra được 20 ngày tuổi, cháu Nguyễn Thị Loan đã mắc căn bệnh quái gở ở chân trái. Hiện nay, chân em lở loét, chảy mủ, máu, lan lên gần đến bụng. Có thể bác sĩ phải cắt bỏ đi một chân của Loan.


Chân Loan bị lở loát suốt 10 năm qua

Nhiều năm qua, cháu Nguyễn Thị Loan (10 tuổi) con gái anh Nguyễn Công Đức (36 tuổi) và chị Nguyễn Thị Tám (32 tuổi), trú thôn Tân Thành, xã Tân Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, phải chống chọi căn bệnh quái ác.

“Khi sinh ra, chân cháu đã bên to, bên nhỏ. 20 ngày tuổi, cháu đã phải điều trị ở Bệnh viện Nhi đồng 1, kéo dài từ đó trong suốt 3 năm. Khi 2 tuổi, chân cháu ngày càng to lên. Đến 8 tuổi, gia đình đưa Loan sang Đài Loan phẫu thuật tháo khớp các ngón chân và xử lý khối u trong ruột. Ca phẫu thuật chỉ thành công một phần là cắt bỏ khối u, còn chân thì không chữa được”, chị Tám kể.

Loan đang nằm trong Bệnh viện Nhi đồng 2 hơn tháng nay. Dự kiến tuần này, cháu phải trải qua cuộc phẫu thuật lớn.

“Các bác sĩ đang bàn phương pháp đoạn chi cho con tôi. Nếu thuận lợi, cháu sẽ được tháo khớp đầu gối. Trường hợp xấu hơn, phải bỏ từ khớp háng trở xuống, tức là bỏ đi một bên chân”, chị Tám ngậm ngùi, nói.

Cũng theo chị Tám, Loan ăn được rất ít, ăn nhiều lại bị đau bụng, do di chứng của khối u trong ruột.

Loan rất ít khi ngủ vì những cơn đau nhức cứ hành hạ. “Nhìn cháu mà tôi không kìm được lòng. Đêm thấy cháu không ngủ được, nước ở chân cứ chảy ra, kêu đau nhức mà nước mắt tôi cứ trực chảy tràn ra hai bên má”.

Gia đình khó khăn,chồng đi phụ hồ, chị Tám hàng ngày làm thuê ở rẫy cà phê, tháng được 15 - 20 công, thu nhập khoảng 1 triệu đồng. Tháng thu nhập của cả hai vợ chồng được 3 - 4 triệu đồng.

"Viện phí thì không hết bao nhiêu, nhưng tiền sinh hoạt hàng ngày cũng tiêu tốn gần hết số vợ chồng kiếm được”, chị Tám cho biết.

Để chăm con, chị Tám phải bỏ việc, khăn gói theo Loan vào viện, để lại gánh nặng nuôi sống gia đình trên vai chồng.

Gia đình đang rất khó khăn, cần sự giúp đỡ.



Thanh Hà 
Read more…

THPT Lộc Phát - TP.Bảo Lộc hướng về biển đảo

22:36 |
Sáng 19/5, trường THPT Lộc Phát, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức lễ kỷ niệm 124 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh và lồng ghép nói chuyện về vụ việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương – 981 trái phép trong vùng biển nước ta với sự hiện diện hơn hơn 800 giáo viên, nhân viên và học sinh.

Thầy hiệu trưởng Nguyễn Hoàng Chương phát biểu

Read more…

Lừa 100 triệu đồng qua điện thoại

20:34 |
Mới đây, ông A., một người dân tại phường 6, TP Đà Lạt, cho biết ông nhận được cuộc điện thoại từ số máy của một người tự xưng là cán bộ cảnh sát phòng, chống tội phạm về ma túy Công an TP.HCM.


Hình minh họa

Theo đó, vị cán bộ tự xưng này nói ông A. có liên quan đến các đối tượng phạm tội ma túy. Vị này yêu cầu ông A. cung cấp thông tin về tài khoản ngân hàng và gửi ngay số tiền 100 triệu đồng cho “ban chuyên án”. Ông A. đã đến Phòng Giao dịch Ngân hàng ACB Chi nhánh tỉnh Lâm Đồng gửi số tiền 100 triệu đồng theo như hướng dẫn. Sau đó thì ông A. biết mình bị lừa.

Trước đó tại TP Đà Lạt, một nạn nhân khác cũng bị lừa đảo số tiền gần 200 triệu đồng. Công an tỉnh Lâm Đồng đang tích cực điều tra các thủ đoạn trên.
Read more…

Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác tại Bảo Lộc

06:47 |
Nhân kỷ niệm 124 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2014), sáng 17/5/2014, UBND thành phố Bảo Lộc đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác”. 

Dự Lễ phát động có đồng chí Bùi Thắng, Chủ tịch UBND thành phố Bảo Lộc; đại diện các ban, ngành, đoàn thể cùng đông đảo đoàn viên, thanh niên, học sinh đến từ 11 xã, phường và các trường học trên địa bàn thành phố.

Hình minh họa


Ngay sau lễ phát động, lãnh đạo thành phố cùng cán bộ, đoàn viên, thanh niên, học sinh đã trồng 100 cây xanh tại Quảng trường 28/3 và Nghĩa trang Liệt sỹ thành phố. Đồng thời, Hạt Kiểm lâm thành phố cũng đã cấp cây cho các cơ quan, xã, phường, trường học… về trồng tại các đơn vị. Theo kế hoạch, từ nay đến hết mùa mưa năm 2014, TP Bảo Lộc sẽ trồng 12.500 cây xanh (thông 3 lá, sao, bằng lăng, muồng đen…). Ngoài ra, Hạt Kiểm lâm thành phố sẽ tổ chức trồng 20ha rừng tập trung tại xã Đại Lào.

Trước đó, sáng 16/5/2014, tại Nhà máy Alumin (thuộc Tổ hợp Bauxite - Nhôm Lâm Đồng), UBND huyện Bảo Lâm cũng đã tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác”. Theo kế hoạch, từ nay đến hết mùa mưa, huyện Bảo Lâm sẽ triển khai trồng 1.700 cây phân tán và 4,8ha rừng tập trung ở xã Lộc Bảo.
Read more…

600 hộ đồng bào dân tộc thiểu số nhận khoán rừng

02:07 |
Ông Đinh Việt Dũng - Phó Chánh Văn phòng UBND huyện Đơn Dương cho biết: Từ đầu năm 2014 đến nay, tổng diện tích giao khoán rừng tại huyện Đơn Dương đạt 27.438 ha cho 920 hợp đồng. Trong đó có gần 600 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số được nhận giao khoán rừng đợt này.


Hình minh họa


Trong quý I năm 2014, UBND huyện đã chỉ đạo Hạt kiểm lâm, các đơn vị chủ rừng, UBND xã, thị trấn và các tổ chức cá nhân được giao quản lý, thuê, khoán và bảo vệ rừng tăng cường công tác tuần tra kiểm soát để truy quét các đối tượng có hành vi xâm hại đến rừng. Nhờ đó, cơ quan chức năng đã phát hiện 5 vụ vi phạm về quản lý, bảo vệ rừng, giảm 17 vụ so với cùng kỳ năm ngoái. Qua xử lý vi phạm cơ quan chức năng đã thu giữ 23m3 gỗ nộp vào ngân sách nhà nước 41,7 triệu đồng.

Ngọc Hà
Read more…

Xôn xao chuyện học sinh THPT Đức Trọng - Lâm Đồng "lên đỉnh" trong nhà vệ sinh bị bắt quả tan

21:30 |
Đầu tháng 1/2014, rộ lên tin đồn hai học sinh rủ nhau vào vệ sinh làm "chuyện ấy" và bị nhân viên của trường phát hiện tại trường THPT Đức Trọng – Lâm Đồng.

Hình ảnh minh họa


Vào những ngày đầu tháng 1/2014, nhiều học sinh đã truyền tai nhau chuyện nữ sinh THPT Đức Trọng, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng đã tranh thủ giờ đến trường rủ bạn trai vào nhà vệ sinh tại khu vực lầu 3, dãy B để "làm chuyện người lớn" .

Khi đang quan hệ tình dục và "lên đỉnh" thì hai học sinh trên bị một nhân viên của trường phát hiện được và bắt quả tang tại trận. 
Sau khi ba mặt một lời, những lời chối cãi của hai học sinh bị bác bỏ vì hiện vật phát hiện được là bảng tên cùng với... một chiếc bao cao su.


Hiện nay, nhiều học sinh đã biến trường học thành khu vực để diễn cảnh "phòng the"

Sự việc này đã khiến nhiều học sinh bức xúc và gây nên làn sóng dư luận trong cộng đồng THPT Đức Trọng nói riêng. Nhiều bạn rất hoang mang và đặt câu hỏi về thực hư quanh vấn đề này trên trang mạng xã hội của mình. Tuy nhiên, cũng có không ít ý kiến chê trách về vấn đề trên: “Hai bạn này làm mang tiếng cho cả học sinh Đức Trọng” – một bạn nữ nickname Mon Mặp Mạp cho biết. Hiện danh tính của hai học sinh vẫn đang nằm trong vòng nghi vấn (?).

Dẫu biết chuyện quan hệ tình dục sớm hiện nay là khá thường xuyên, nhưng các cặp đôi yêu nhau nên nhận thức được đâu là nơi công cộng, đâu là chỗ riêng tư. Bởi danh tiếng của trường là công lao xây dựng của rất nhiều thế hệ, việc "con sâu làm rầu nồi canh" không chỉ ảnh hưởng đến thành quả của cả một cộng đồng mà còn khiến xã hội đánh giá không tốt về hệ thống giáo dục mọi người đang cố công vun đắp.


Hãy trả lại cho trường học môi trường "xanh" và "sạch" đúng nghĩa

Theo Xã Luận

Read more…

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Jun Hadu

23:30 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc 






















Để kết nối với Jun Hadu qua Facebook vui lòng click tại đây
Read more…

Ảnh girl xinh Bảo Lộc - Chaien Mỏ Nhọn

23:30 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc


Read more…

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Mai Trâm Anh

23:00 |

Ảnh girl xinh Bảo Lộc 




Read more…

Ảnh girl xinh Bảo Lộc - Ngọc Quỳnh Anh

23:00 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc


Read more…

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - My Trần

22:30 |

Girl xinh Bảo Lộc


Read more…

Bắt quả tang khai thác cao lanh trái phép tại Lộc Châu - Bảo Lộc

21:13 |
Chiều 15.5, Công an xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) cho biết, đang phối với Công an thành phố Bảo Lộc và Phòng Cảnh sát Môi trường Công an tỉnh Lâm Đồng làm rõ vụ khai thác cao lanh trái phép đối với ông Lê Quang Khương (ngụ tại xã Lộc Châu, thành phố Bảo Lộc, Lâm Đồng).



Vị trí mỏ cao lanh ông Khương đang khai thác thuộc địa phận thôn 2 (xã Lộc Châu), có diện tích khoảng 500m2. Đêm 14.5, Công an xã Lộc Châu phối hợp với Phòng Cảnh Sát Môi trường Công an tỉnh bắt quả tang khi ông Khương đang cho xe ben biển số 49C 03576 cùng một xe đào thực hiện hành vi khai thác trái phép.

Sau khi bị phát hiện, ông Khương không xuất trình được các giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản mà cơ quan chức năng yêu cầu.

Ông Khương khai nhận, ông là người đứng ra phụ trách khai thác cao lanh cho ông Nguyễn Hữu Hải (ngụ tại phường 2, TP Bảo Lộc). Số lượng cao lanh sau khi khai thác được đưa về bãi tập kết tại thôn 2, xã Đại Lào (TP Bảo Lộc).

Công an thành phố Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) cho biết, vào cuối tháng 12.2013, ông Khương đã bị Công an Thành phố Bảo Lộc bắt quả tang khi đang thực hiện hành vi nói trên và bị xử phạt hành chính 15 triệu đồng. Hiện tại, cơ quan chức năng đang tạm giữ xe ben và xe đào của ông Khương để điều ra, xử lý vụ việc.

Được biết, hiện nay, tại xã Lộc Châu chỉ còn 2 đơn vị được cấp phép khai thác cao lanh là Công ty CPĐTXNKKS Phú Gia Phát (trụ sở đống tại xã Lộc Châu, Thành phố Bảo Lộc) và Công ty CP LQ Jonton (trụ sở chính đóng tại TPHCM).


Khương Quỳnh - Khánh Phúc
Read more…

Girl Xinh Bảo Lộc - Uyên Vy

20:41 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc Uyên Vy 


Read more…

Phẫu thuật thành công cánh tay bị khỉ cắn

19:50 |
Sáng 15-5, bác sĩ Nguyễn Minh Thu - phó khoa ngoại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng (tỉnh Lâm Đồng) cho biết Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng đã tiến hành nối thành công cánh tay một thanh niên bị khỉ cắn nát.


Vết thương do khỉ cắn hết sức phức tạp, có nguy cơ hoại tử nếu không phẫu thuật sớm​



Anh Tuấn đang điều trị vết thương tại Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng sáng 15-5 - Ảnh: C.Thành

Anh thanh niên bị khỉ cắn nát tay là anh Hồ Phạm Tuấn (sinh năm 1991) ngụ tại Phi Nôm, xã Hiệp Thạnh, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng). Theo anh Tuấn, đây là con khỉ đuôi lợn giống đực nặng hơn 20 kg được anh nuôi 8 năm nay.

Chiều 14-5, khi đang cho khỉ ăn thì con vật bất ngờ nổi điên lao vào cắn xé từ khuỷu tay tới cánh tay phải anh Tuấn.

Theo bác sĩ Thu, đây là ca tiểu phẫu phức tập đầu tiên Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng liên quan tới động vật cắn nát tay người. Vết thương khỉ cắn phức tạp, có kích thước rộng 10 x 12cm, cánh tay bị cắn nát đứt hết động mạch quay và động mạch chủ, bị đứt toàn bộ hệ thống gân gấp vùng cánh tay.Ca tiểu phẫu kéo dài gần 5 giờ ngay khi nạn nhân được đưa tới bệnh viện cấp cứu.

Hiện tại, tới trưa cùng ngày tay phải anh Tuấn đã có dấu hiệu hồng trở lại, bàn tay có thể cử động nhẹ.

Được biết, sau khi cắn chủ nuôi, con khỉ đã nhảy vào khu rừng gần nhà.Công an xã Hiệp Thạnh đã ráo riết truy tìm con khỉ quanh khu vực nhà anh Tuấn vì lo sợ con vật làm bị thương nhiều người khác.

Đến 17 giờ ngày 14-5, công an xã Hiệp Thạnh đã dùng súng điện bắn hạ con khỉ sau hơn 2 giờ tìm kiếm cùng người dân quanh vùng.


Chính Thành (Báo Tuổi Trẻ)
Read more…

Ảnh girl xinh Bảo Lộc - Úc Killy

05:34 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc









Để kết nối với  Úc Killy qua Facebook vui lòng click tại đây

Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Kim Thảo

22:59 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Kim Thảo 


Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Nhung Nguyễn

22:24 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Nhung Nguyễn


Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Nguyễn Loan

21:54 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc -  Nguyễn Loan


Read more…

Tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong tại Bảo Lộc

20:51 |
Vào lúc 22 giờ ngày 13.5.2014, tại giao lộ Huỳnh Thúc Kháng- Nguyễn Bỉnh Khiêm (TP Bảo Lộc) xảy ra vụ TNGT làm 1 người chết.


Xe máy BKS 49K1- 06279 do anh Dương Danh Thanh (1980, trú P. 2, TP Bảo Lộc) điều khiển chở vợ là chị Võ Thị Mộng Diệp (1990) chuyển hướng không nhường đường cho xe đi ngược chiều nên đã tông xe máy BKS 59V1-056.12 (chưa rõ tên người điều khiển).

Hậu quả, anh Trần Anh Hoàng (1992, trú P. 2, TP Bảo Lộc) đi trên xe máy BKS 59V1- 056.12 tử vong.

Hình ảnh minh họa


M.Khôi(CAND)
Read more…

Chủ lò mổ bắt tay " làm giá " thịt heo tại Đà Lạt

03:10 |
Mặc dù giá các loại thực phẩm trên thị trường vẫn đang ổn định, nguồn cung dồi dào, nhưng sáng 11/5, cả chợ Đà Lạt bỗng dưng xôn xao vì hàng chục tiểu thương kinh doanh thịt heo chẳng có thịt để bán, điều này khiến không ít người tiêu dùng bị bất ngờ…


Các tiểu thương chợ mới Đà Lạt phản ánh việc chủ lò mổ đột ngột ngừng cung cấp thị heo


Theo anh Nguyễn Triều (ngụ tại TP Đà Lạt), sáng 11/5, gia đình người thân của anh có giỗ nên người nhà đã dậy sớm ra chợ mới Đà Lạt để mua thịt heo về làm cỗ. Nhưng thật bất ngờ là cả khu chợ chẳng có miếng thịt heo nào, buộc lòng người nhà phải chạy xuống chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) mới mua được thịt.

Trong khi đó, theo anh D.T.H, (chủ một khách sạn, nhà hàng trên đường Lê Đại Hành, TP Đà Lạt), sự khan hiếm thịt heo bất thường trên đã làm cho nhà hàng lao đao, bởi nhiều đoàn khách đã đặt khẩu phần ăn từ trước nên nhà hàng không thể đổi thực đơn và buộc phải mua thịt với giá cao hơn giá thị trường đến 38.000đ/kg. Điều đáng nói không chỉ là giá cao, đối với nhà hàng, khách sạn quan trọng hơn đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khi nguồn giết mổ tập trung đang bị các chủ lò mổ “đình công”, các tiểu thương muốn giữ mối phải lấy thịt từ các nguồn ở địa phương khác về bán nên rất lo ngại.

Về việc này, bà Nguyễn Thị Châu (một tiểu thương có quày kinh doanh thịt heo tại khu chợ mới Đà Lạt), xác nhận: việc khan hiếm thịt heo trong những ngày qua là có thật. Theo bà Châu, bình thường thì khoảng 2 giờ sáng hàng ngày là các chủ lò mổ đã cung cấp thịt heo cho tiểu thương chợ Đà Lạt để phân phát cho các chợ nhỏ và bán cho người tiêu dùng, nhưng hai ngày nay không hiểu vì lý do gì họ đột ngột ngưng cung cấp thịt và khóa luôn điện thoại. Để giữ khách hàng, nhiều chị em tiểu thương ở đây phải chạy đôn, chạy đáo tìm nguồn thịt từ chợ Liên Nghĩa và Nam Ban (Lâm Hà) để cung cấp cho các mối lái của mình. Tuy nhiên, do biết Đà Lạt “khan hiếm” thịt nên những nơi cung cấp thịt đã đẩy giá lên rất cao.

Cái “bắt tay” của các chủ lò mổ

Liên quan đến vụ việc, các tiểu thương chợ Đà Lạt không dấu nổi bức xúc: Không biết lý do gì nhưng hôm nay là ngày thứ 2 rồi mà các chủ lò mổ vẫn không giết mổ và cũng không cung cấp thịt cho chợ. Một tiểu thương (không nêu tên), cho biết: Cả khu chợ này có tới hàng chục hộ kinh doanh buôn bán thịt heo, nhưng chỉ có 6 người cung ứng thịt heo cho tiểu thương (trong đó ngoại trừ bà Được, hiện có tới 5 chủ lò mổ gồm bà Gái, Hoa, Giang, Khiết, Hiệp đã bất ngờ ngưng giết mổ), nên giờ họ bắt tay nhau nhằm nâng giá thịt.

Chi L, chủ quày tại khu chợ mới Đà Lạt, bộc bạch: Một cái chợ đầu mối như thế này mà không có thịt heo thì các anh chị thử tưởng tượng như thế nào?. Trong khi các chủ lò mổ thì lại “bắt tay nhau” nhằm tạo sự khan hiếm giả tạo để ép tiểu thương. Đã vậy, chiều qua nhiều chị em mua được heo thì cũng không thể đưa về được Đà Lạt vì bị một số người chận lại, có người đưa được heo về thì cũng không thể xẻ thịt vì lò mổ không nhận làm, mà giết mổ tại nhà thì bất hợp pháp. Cũng theo các tiểu thương, chính vì sự “khan hiếm” trên đã đẩy giá thịt heo tăng từ 10.000 - 20.000đ/kg so với giá thị trường, làm sức mua giảm. Trong khi tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, nước hàng ngày nhưng giờ không có thịt để bán nên nhiều người phải chạy tìm nguồn cung khác – dù tăng hơn 8 giá (giá heo móc hàm 65.000đ/kg nay phải mua 73.000đ/kg) nhưng cũng phải lấy để giữ mối làm ăn chứ chẳng biết làm thế nào.

Giải thích hiện tượng “khan hiếm” trên, Quyền Trưởng ban Quản lý chợ mới Đà Lạt Võ Văn Huy, cho rằng: do là ngày lễ Phật đản nên việc giết mổ giảm, tuy nhiên ông Huy cũng thừa nhận có sự bất thường, vì bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ khoảng hơn 25 tấn thịt heo, nay chỉ cung cấp 6-7 tấn là bất thường. Còn bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng Giám đốc Công ty Len Nguyễn (chủ dự án Đà Lạt center - chợ mới Đà Lạt) cho rằng, chợ có tới 40 hộ với 75 quày chuyên kinh doanh thịt heo, nguyên nhân rất có thể thời gian đầu tiểu thương buôn bán còn khó khăn trong khi người cung cấp thịt thì muốn tăng giá để bù chi nên hai bên không thống nhất và dẫn đến việc các lò mổ ngưng cung cấp thịt.

Liên quan đến vụ việc, ông Phạm Văn Cường - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Số 1 Lâm Đồng, cho biết: ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã vào cuộc để làm rõ. Cũng theo ông Cường, nếu việc mua cao bán cao thì cũng là chuyện bình thường của thị trường, nhưng nếu có sự liên kết để tăng giá, hay bắt tay tự tạo sự khan hiếm giả tạo để tăng giá là sai phạm và cần xử lý nghiêm theo pháp luật.

Thụy Trang
Read more…

Lộc Châu : thoát nghèo nhờ nghề đan tre

03:01 |
Trước đây, hầu hết các hộ dân làm nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4, xã Lộc Châu (TP Bảo Lộc) đều là những hộ nghèo, không có đất sản xuất hoặc chỉ có một vài sào chè, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, chính nghề đan tre nứa đã giúp họ “vực dậy” đời sống và thoát khỏi cảnh nghèo khó.



Đan tre nứa ở thôn 3 và thôn 4 (xã Lộc Châu)


Lộc Châu là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào cây chè và cà phê. Nhưng, giờ đây khi đến thôn 3 và thôn 4, chúng tôi được chứng kiến không khí nhà nhà cùng nhau đan tre nứa để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100 hộ dân đang làm nghề đan tre nứa, chiếm 30% tổng số hộ của 2 thôn. Trước đây, người làm nghề đan tre nứa tại đây chủ yếu đan các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại địa phương, như gùi hái chè, né và nong để nuôi tằm. Nhưng hiện nay, sản phẩm mà họ làm ra rất đa dạng, như rổ đựng cá hấp, sọt đựng rau, củ quả, né nuôi tằm và lẵng cắm hoa… Trong đó, rổ đựng hấp cá chính là mặt hàng được tiêu thụ hiệu quả nhất.

Công việc đan rổ đang thu hút tới 2/3 lao động đang làm nghề đan tre nứa nơi đây tham gia. Tuy mỗi chiếc rổ chỉ bán với giá 2 ngàn đồng, nhưng đầu ra luôn ổn định, nên bà con làm nghề ai cũng phấn khởi. Bà Đoàn Thị Quyên, một hộ dân đan rổ đựng cá hấp tại thôn 4, cho hay: “Vì không có đất để sản xuất, trước đây vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Làm thuê cực lắm, nhưng cũng chỉ đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo. Còn từ khi bước vào đan rổ đựng cá hấp đến nay, thu nhập của 3 người trong gia đình tôi ít nhất cũng được từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày. Cũng nhờ vậy, gia đình tích góp xây được căn nhà, mua được ti vi và cả xe máy. Hiện nay, những chiếc rổ mà gia đình tôi và các hộ trong thôn làm ra đều có người đến thu mua. Vì thế, chúng tôi luôn có việc làm quanh năm và thu nhập cũng khá”.

Nghề đan tre nứa không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo lao động tại đây, mà nó còn giúp một số hộ mở xưởng để kinh doanh. Người trực tiếp thu mua rổ hấp cá của người dân làm ra để xuất bán đi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là ông Lê Quang Đức (ngụ tại thôn 4). Hiện nay, ông Đức vừa là Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa xã Lộc Châu; đồng thời, là “cầu nối” tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Ông Đức cho biết: “Rổ đựng cá hấp là sản phẩm chỉ sử dụng 1 lần, nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, với lượng rổ được người dân làm ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các ngư dân ở Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ lúc tôi đứng ra mở xưởng thu mua rổ cho bà con đến nay, chưa lúc nào hàng bị tồn kho. Đặc biệt, vào mùa biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá thì ngày nào cũng có xe ô tô lên lấy hàng”.

Cùng với rổ đựng cá hấp đang là sản phẩm thu hút nhiều lao động, thì người dân nơi đây còn tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi để đan né tằm, sọt đựng rau củ quả và cả lẵng cắm hoa. Ông Đoàn Đức Bé, người chuyên đan né tằm tại thôn 3, tâm sự: “Gia đình tôi làm nghề đan né tằm đã được hơn chục năm nay. Tôi cùng con trai lớn đảm nhiệm việc đi lấy nguyên liệu, còn vợ và con trai út ở nhà phụ trách việc đan. Hiện nay, người thu mua né tằm nhiều hơn trước, nên đan né mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng”. Còn anh Thái Hồng Thanh, người duy nhất làm lẵng cắm hoa tại thôn 4, nói: “Hiện nay, trong cả 2 thôn, người làm nghề đan tre nứa rất nhiều, nhưng mới chỉ có mình tôi làm lẵng cắm hoa. Mỗi tháng, một mình tôi cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng từ nghề này”.

Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Châu, cho biết: “Trong những năm qua, nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4 đã và đang tạo việc làm cho trên 300 lao động, với mức thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với thực tế đó, nghề đan tre nứa đã giúp hàng chục hộ dân tại 2 thôn này của xã thoát được cảnh nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên. Để tạo tiền đề cho nghề đan tre nứa phát triển, năm 2009, Hội Nông dân xã đã chủ động thành lập Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa. Sau khi thành lập, Chi hội có nhiệm vụ tìm “đầu ra”; đồng thời, tạo điều kiện để các hội viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề. Song, hiện nay khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Vì vậy, nhiều hộ dành đất trồng tre để chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ và duy trì nghề”.

KHÁNH PHÚC
Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Khanh Hà

01:08 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Khanh Hà 



Read more…

Girl xinh Bảo Lộc duyên dáng bên áo dài

01:03 |

Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Ngọc Bích Nguyễn

00:54 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Ngọc Bích Nguyễn  


Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Quỳnh Mai

00:45 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Quỳnh Mai



Read more…

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Như Khánh

00:38 |
Read more…

Girl xinh Bảo Lộc - Hà Nguyễn

22:03 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc - Hà Nguyễn



Read more…

Girl xinh Bảo Lộc xinh đẹp bên cỏ dại

21:55 |

Hình ảnh girl xinh Bảo Lộc 





Read more…
thiết kế phòng net || lắp đặt phòng net || lap dat phong net || thi công phòng net || bột trà xanh