Home » Tin Nóng Bảo Lộc
Lộc Châu : thoát nghèo nhờ nghề đan tre
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
Trước đây, hầu hết các hộ dân làm nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4, xã Lộc Châu (TP Bảo Lộc) đều là những hộ nghèo, không có đất sản xuất hoặc chỉ có một vài sào chè, nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Thế nhưng, chính nghề đan tre nứa đã giúp họ “vực dậy” đời sống và thoát khỏi cảnh nghèo khó.
Lộc Châu là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào cây chè và cà phê. Nhưng, giờ đây khi đến thôn 3 và thôn 4, chúng tôi được chứng kiến không khí nhà nhà cùng nhau đan tre nứa để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100 hộ dân đang làm nghề đan tre nứa, chiếm 30% tổng số hộ của 2 thôn. Trước đây, người làm nghề đan tre nứa tại đây chủ yếu đan các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại địa phương, như gùi hái chè, né và nong để nuôi tằm. Nhưng hiện nay, sản phẩm mà họ làm ra rất đa dạng, như rổ đựng cá hấp, sọt đựng rau, củ quả, né nuôi tằm và lẵng cắm hoa… Trong đó, rổ đựng hấp cá chính là mặt hàng được tiêu thụ hiệu quả nhất.
Công việc đan rổ đang thu hút tới 2/3 lao động đang làm nghề đan tre nứa nơi đây tham gia. Tuy mỗi chiếc rổ chỉ bán với giá 2 ngàn đồng, nhưng đầu ra luôn ổn định, nên bà con làm nghề ai cũng phấn khởi. Bà Đoàn Thị Quyên, một hộ dân đan rổ đựng cá hấp tại thôn 4, cho hay: “Vì không có đất để sản xuất, trước đây vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Làm thuê cực lắm, nhưng cũng chỉ đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo. Còn từ khi bước vào đan rổ đựng cá hấp đến nay, thu nhập của 3 người trong gia đình tôi ít nhất cũng được từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày. Cũng nhờ vậy, gia đình tích góp xây được căn nhà, mua được ti vi và cả xe máy. Hiện nay, những chiếc rổ mà gia đình tôi và các hộ trong thôn làm ra đều có người đến thu mua. Vì thế, chúng tôi luôn có việc làm quanh năm và thu nhập cũng khá”.
Nghề đan tre nứa không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo lao động tại đây, mà nó còn giúp một số hộ mở xưởng để kinh doanh. Người trực tiếp thu mua rổ hấp cá của người dân làm ra để xuất bán đi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là ông Lê Quang Đức (ngụ tại thôn 4). Hiện nay, ông Đức vừa là Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa xã Lộc Châu; đồng thời, là “cầu nối” tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Ông Đức cho biết: “Rổ đựng cá hấp là sản phẩm chỉ sử dụng 1 lần, nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, với lượng rổ được người dân làm ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các ngư dân ở Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ lúc tôi đứng ra mở xưởng thu mua rổ cho bà con đến nay, chưa lúc nào hàng bị tồn kho. Đặc biệt, vào mùa biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá thì ngày nào cũng có xe ô tô lên lấy hàng”.
Cùng với rổ đựng cá hấp đang là sản phẩm thu hút nhiều lao động, thì người dân nơi đây còn tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi để đan né tằm, sọt đựng rau củ quả và cả lẵng cắm hoa. Ông Đoàn Đức Bé, người chuyên đan né tằm tại thôn 3, tâm sự: “Gia đình tôi làm nghề đan né tằm đã được hơn chục năm nay. Tôi cùng con trai lớn đảm nhiệm việc đi lấy nguyên liệu, còn vợ và con trai út ở nhà phụ trách việc đan. Hiện nay, người thu mua né tằm nhiều hơn trước, nên đan né mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng”. Còn anh Thái Hồng Thanh, người duy nhất làm lẵng cắm hoa tại thôn 4, nói: “Hiện nay, trong cả 2 thôn, người làm nghề đan tre nứa rất nhiều, nhưng mới chỉ có mình tôi làm lẵng cắm hoa. Mỗi tháng, một mình tôi cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng từ nghề này”.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Châu, cho biết: “Trong những năm qua, nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4 đã và đang tạo việc làm cho trên 300 lao động, với mức thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với thực tế đó, nghề đan tre nứa đã giúp hàng chục hộ dân tại 2 thôn này của xã thoát được cảnh nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên. Để tạo tiền đề cho nghề đan tre nứa phát triển, năm 2009, Hội Nông dân xã đã chủ động thành lập Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa. Sau khi thành lập, Chi hội có nhiệm vụ tìm “đầu ra”; đồng thời, tạo điều kiện để các hội viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề. Song, hiện nay khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Vì vậy, nhiều hộ dành đất trồng tre để chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ và duy trì nghề”.
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Kinh Tế, Nhà Nông, Tin Nóng, Tin Nóng Bảo Lộc
Đan tre nứa ở thôn 3 và thôn 4 (xã Lộc Châu) |
Lộc Châu là một xã thuần nông, người dân sống chủ yếu dựa vào cây chè và cà phê. Nhưng, giờ đây khi đến thôn 3 và thôn 4, chúng tôi được chứng kiến không khí nhà nhà cùng nhau đan tre nứa để tăng thêm thu nhập, ổn định cuộc sống. Theo thống kê, hiện nay có khoảng 100 hộ dân đang làm nghề đan tre nứa, chiếm 30% tổng số hộ của 2 thôn. Trước đây, người làm nghề đan tre nứa tại đây chủ yếu đan các mặt hàng phục vụ cho nhu cầu sản xuất tại địa phương, như gùi hái chè, né và nong để nuôi tằm. Nhưng hiện nay, sản phẩm mà họ làm ra rất đa dạng, như rổ đựng cá hấp, sọt đựng rau, củ quả, né nuôi tằm và lẵng cắm hoa… Trong đó, rổ đựng hấp cá chính là mặt hàng được tiêu thụ hiệu quả nhất.
Công việc đan rổ đang thu hút tới 2/3 lao động đang làm nghề đan tre nứa nơi đây tham gia. Tuy mỗi chiếc rổ chỉ bán với giá 2 ngàn đồng, nhưng đầu ra luôn ổn định, nên bà con làm nghề ai cũng phấn khởi. Bà Đoàn Thị Quyên, một hộ dân đan rổ đựng cá hấp tại thôn 4, cho hay: “Vì không có đất để sản xuất, trước đây vợ chồng tôi phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Làm thuê cực lắm, nhưng cũng chỉ đủ ăn, nghèo vẫn hoàn nghèo. Còn từ khi bước vào đan rổ đựng cá hấp đến nay, thu nhập của 3 người trong gia đình tôi ít nhất cũng được từ 200 - 250 ngàn đồng/ngày. Cũng nhờ vậy, gia đình tích góp xây được căn nhà, mua được ti vi và cả xe máy. Hiện nay, những chiếc rổ mà gia đình tôi và các hộ trong thôn làm ra đều có người đến thu mua. Vì thế, chúng tôi luôn có việc làm quanh năm và thu nhập cũng khá”.
Nghề đan tre nứa không chỉ tạo việc làm thường xuyên cho đông đảo lao động tại đây, mà nó còn giúp một số hộ mở xưởng để kinh doanh. Người trực tiếp thu mua rổ hấp cá của người dân làm ra để xuất bán đi các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận là ông Lê Quang Đức (ngụ tại thôn 4). Hiện nay, ông Đức vừa là Chi hội trưởng Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa xã Lộc Châu; đồng thời, là “cầu nối” tiêu thụ sản phẩm cho người dân. Ông Đức cho biết: “Rổ đựng cá hấp là sản phẩm chỉ sử dụng 1 lần, nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn. Hiện nay, với lượng rổ được người dân làm ra vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của các ngư dân ở Bình Thuận và Ninh Thuận. Từ lúc tôi đứng ra mở xưởng thu mua rổ cho bà con đến nay, chưa lúc nào hàng bị tồn kho. Đặc biệt, vào mùa biển lặng, ngư dân đánh bắt được nhiều cá thì ngày nào cũng có xe ô tô lên lấy hàng”.
Cùng với rổ đựng cá hấp đang là sản phẩm thu hút nhiều lao động, thì người dân nơi đây còn tranh thủ thời gian lúc nhàn rỗi để đan né tằm, sọt đựng rau củ quả và cả lẵng cắm hoa. Ông Đoàn Đức Bé, người chuyên đan né tằm tại thôn 3, tâm sự: “Gia đình tôi làm nghề đan né tằm đã được hơn chục năm nay. Tôi cùng con trai lớn đảm nhiệm việc đi lấy nguyên liệu, còn vợ và con trai út ở nhà phụ trách việc đan. Hiện nay, người thu mua né tằm nhiều hơn trước, nên đan né mang lại cho gia đình tôi nguồn thu nhập ổn định từ 4 - 5 triệu đồng/tháng”. Còn anh Thái Hồng Thanh, người duy nhất làm lẵng cắm hoa tại thôn 4, nói: “Hiện nay, trong cả 2 thôn, người làm nghề đan tre nứa rất nhiều, nhưng mới chỉ có mình tôi làm lẵng cắm hoa. Mỗi tháng, một mình tôi cũng kiếm được khoảng 7 triệu đồng từ nghề này”.
Bà Phạm Thị Thu Hằng, Phó Chủ tịch UBND xã Lộc Châu, cho biết: “Trong những năm qua, nghề đan tre nứa tại thôn 3 và thôn 4 đã và đang tạo việc làm cho trên 300 lao động, với mức thu nhập khoảng 3,5 triệu đồng/người/tháng. Với thực tế đó, nghề đan tre nứa đã giúp hàng chục hộ dân tại 2 thôn này của xã thoát được cảnh nghèo, ổn định cuộc sống và từng bước vươn lên. Để tạo tiền đề cho nghề đan tre nứa phát triển, năm 2009, Hội Nông dân xã đã chủ động thành lập Chi hội Nghề nghiệp đan tre nứa. Sau khi thành lập, Chi hội có nhiệm vụ tìm “đầu ra”; đồng thời, tạo điều kiện để các hội viên học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề. Song, hiện nay khó khăn lớn nhất là nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Vì vậy, nhiều hộ dành đất trồng tre để chủ động nguồn nguyên liệu tại chỗ và duy trì nghề”.
KHÁNH PHÚC
Bình Loạn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét