Home » Văn Hóa Xã Hội Bảo Lộc
Trịnh Công Sơn với những ca khúc gắn với Bảo Lộc
Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014
Lại nhớ những ngày Trịnh ôm cây ghi ta cùng hơn 5000 sinh viên ca vang “Nối vòng tay lớn” đón chào những ngày của bình minh mới tràn ngập nhân gian. Ấy là những ngày tháng tưng bừng khí thế cách mạng trước ngày thống nhất đất nước...
Mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố thêm 8 ca khúc trong tuyển tập các “Ca khúc Da vàng” của Trịnh Công Sơn được phép phổ biến. Phải nói đây là một tin vui đối với người yêu âm nhạc và niềm an ủi cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 12 năm, ngày mất của ông (1/4/2001-1/4/2013).
Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của tác giả Vương Tâm, người đã về thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng), nơi mà Trịnh Công Sơn từng dạy học trong những năm trốn lính (1964-1967) và sáng tác những ca khúc phản chiến lừng lẫy một thời.
Tôi với nhà văn Ninh Thế Hùng, Hội Văn nghệ Lâm Đồng, một học trò lớp 3 của Trịnh thuở nào cứ đi lang thang trên con đường Cầu Đen cũ (nay là đường Lý Tự Trọng) của TP. Bảo Lộc; trong lòng tôi chợt trào lên những hoài nhớ về Trịnh Công Sơn, người đã để lại nhiều kỷ niệm nơi đây những năm từ giữa năm 1964 đến gần cuối 1967.
Con đường bụi đỏ ngày xưa đó in dấu chân Trịnh lặng lẽ từ ngôi nhà số 26, dẫn tới ngôi trường mái lá, trong những buổi sáng mù sương. Trịnh lầm lũi đi và lòng tràn đầy mọi nỗi niềm về thân phận, về chiến tranh cùng mạch ngầm của con sóng tình yêu dang dở nơi quê nhà.
Ôi! Những chiều một mình qua phố, Trịnh đi với những giai điệu day dứt trong lòng. Chính vì thế mà mọi chuyện bắt đầu từ đây. Bởi lẽ, ngoài thời gian gõ đầu trẻ, anh như bị rơi vào cơn ác mộng của ám ảnh khói lửa, binh đao làm tổn thương con người.
Trịnh chạy trốn khỏi cuộc chiến và trút hết tâm trạng của mình vào âm nhạc. Những ca khúc phản chiến đã ra đời, trên con đường nhỏ bụi bậm này, tại căn phòng nhìn ra mặt đường, chạy dọc nẻo dẫn lên ngôi nhà thờ Tin lành, trầm trầm với tiếng chuông buồn tênh.
Chính những năm tháng trốn lính bằng mọi cách và sự chiêm nghiệm trong cuộc sống đã làm thay đổi khuynh hướng sáng tác của một thời đoạn đặc biệt, trong sự nghiệp âm nhạc của Trịnh. Đã có lần ông tâm sự rằng, phải nhịn đói cả tháng trời để giảm cân, trước khi đi khám sức khỏe đăng lính.
Hệ luỵ từ những loại thuốc rút bớt nước trong tế bào cùng cà phê, thuốc lá, khiến cho sức khoẻ của Trịnh Công Sơn yếu đi một cách bất thường. Trong thời điểm này, những ca khúc như “Gia tài của mẹ”, “Người con gái Việt Nam”, “Đại bác ru đêm”, “Tình ca người mất trí”… liên tiếp ra đời.
Tuy vậy, nhạc sĩ cũng chỉ né tránh được hai lần đi khám, sau đó không thể chịu đựng nổi sự khổ ải, đến lần thứ ba, gần như cuộc tổng động viên vào năm 1967, thì Trịnh Công Sơn không còn cách nào khác là bỏ trốn. Ông về Sài Gòn với sự dấn thân bằng cách hát và biểu diễn những bài hát trong tập “Ca khúc Da vàng”, tại khu Đại học Văn khoa.
Hùng nói, người ta mê đắm Trịnh ở những tình ca một thời như “Ướt mi”, “Diễm xưa”, “Mưa hồng”, “Biển nhớ”... nhưng người ta phải dựng tượng Trịnh ở những “Ca khúc Da vàng”, vì đó là ngọn lửa âm nhạc trên cao nguyên gửi cho loài người, để chia sẻ những khắc khoải về nhân loại, về số phận.
Mới đây, thêm 8 ca khúc trong bộ “Ca khúc Da vàng” của Trịnh được biểu diễn, cũng đã khẳng định giá trị cộng đồng của tác phẩm; đồng thời chân dung âm nhạc của Trịnh ngày càng thêm rực rỡ, cùng với những “Giọt nước mắt cho quê hương”, “Gia tài của mẹ”, “Người con gái Việt Nam”, hay “Đại bác ru đêm”...
Đó là nỗi khát khao cuộc sống hòa bình và yên lành cho những người lao động mà Trịnh đã nói thay họ qua những ca khúc phản chiến thời kỳ đó, để lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa do phía bên kia đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Tôi lại nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lên Bảo Lộc và khẳng định, thành tựu âm nhạc trong thời kỳ sáng tác ở đây, đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Trịnh. Đó là sự hướng tới cộng đồng, ngộ về thân phận.
Ngôi trường thày giáo Trịnh Công Sơn dạy học từ năm 1964 đến năm 1967 giờ chỉ là bãi đất trống thuộc Cty Dâu tằm tơ Bảo Lộc
Sinh thời, họa sĩ Bửu Chỉ, người đã từng hoạt động cách mạng trong nhà tù Mỹ Ngụy cũng đã nói, từ 1965 đến 1967, khi tiếng hát của Trịnh Công Sơn cất lên trong các giảng đường đại học ở Sài Gòn và Huế, với những “Ca khúc Da vàng”, đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong xã hội. Và, họa sĩ còn kể, những bức tranh đầy tính chiến đấu của ông trong nhà tù Mỹ Ngụy, đều xuất phát từ sự ảnh hưởng tư tưởng, qua những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn.
Sức truyền bá những bài hát của Trịnh ngày càng sâu rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ ngay cả đối với tinh thần của hàng ngũ lính Ngụy. Lo sợ trước những diễn biến xấu trong thanh niên sinh viên, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngày đó đã phải ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh.
Giờ đây, vẫn còn đó những “Lời buồn thánh” hay “Tuổi đá buồn” và “Chiều một mình qua phố” thấm vào từng hạt bụi của con đường Cầu Đen, trong tiếng ghi ta dịu buồn; nhưng cũng từ đây, có một Trịnh Công Sơn của Bảo Lộc tỏa lan thành những làn sóng mạnh mẽ đến vô tận, là những bài ca về lòng nhân ái, hạnh phúc cho đến ngày nay mà người ta không thể quên.
Chính vì từ đây, ngọn lửa âm nhạc cao nguyên Bảo Lộc là nguồn động lực cho Trịnh viết thêm những tập ca khúc như: “Kinh Việt Nam”, năm 1968, và tập ca khúc “Ta phải thấy mặt trời”, 1970. Và, sau đó là tập “Phụ ca khúc Da vàng”, hay “Da vàng 2”, năm 1972.
Vậy là sau 13 năm trốn lính, kể từ 1962, đi học Sư phạm ở Quy Nhơn, và phải đợi đến ngày 30/4/1975, cái ngày ông mới được cầm đàn hát vang trên đài phát thanh để đón chào quân đội ta vào giải phóng Sài Gòn...
Lại nhớ những ngày Trịnh ôm cây ghi ta cùng hơn 5000 sinh viên ca vang “Nối vòng tay lớn” đón chào những ngày của bình minh mới tràn ngập nhân gian. Ấy là những ngày tháng tưng bừng khí thế cách mạng trước ngày thống nhất đất nước. Khi ấy phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã gây một dấu ấn Trịnh Công Sơn giàu nhiệt huyết với tình yêu dân tộc. Chính hình ảnh ấy đã giải thích vì sao có một Trịnh Công Sơn tài hoa, một công dân Trịnh Công Sơn chân chính qua các ca khúc về tình yêu cuộc sống vĩnh cửu.
Đó là một loạt ca khúc đặc sắc: “Giọt nước mắt cho quê hương”, “Gia tài của mẹ”, “Người già và em bé”, “Người con gái Việt Nam da vàng”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Biết đâu nguồn cội”, “Nối vòng tay lớn”, “Ca dao mẹ”... Cuối cùng niềm an ủi lớn nhất cho Trịnh là bài “Ngủ đi con” trong CD “Ca khúc Da vàng” đã được trao giải vàng 1972 ở Nhật.
Tôi và Hùng đứng lặng trước ngôi nhà số 26 đường Lý Tự Trọng một lần nữa để muốn gửi một lời chia tay với Trịnh. Với tôi, anh vẫn còn ngồi tư lự bên thềm. Mỗi buổi chiều vẫn một mình qua phố và đã đánh đổi cả cuộc đời mình vì âm nhạc bắt đầu từ đây, từ con đường này, từ ngôi nhà này...
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Văn Hóa Xã Hội, Văn Hóa Xã Hội Bảo Lộc
Mới đây, Cục Nghệ thuật biểu diễn công bố thêm 8 ca khúc trong tuyển tập các “Ca khúc Da vàng” của Trịnh Công Sơn được phép phổ biến. Phải nói đây là một tin vui đối với người yêu âm nhạc và niềm an ủi cho cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn nhân kỷ niệm 12 năm, ngày mất của ông (1/4/2001-1/4/2013).
Nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu với bạn đọc bài viết của tác giả Vương Tâm, người đã về thị xã Bảo Lộc (Lâm Đồng), nơi mà Trịnh Công Sơn từng dạy học trong những năm trốn lính (1964-1967) và sáng tác những ca khúc phản chiến lừng lẫy một thời.
Nhà văn Ninh Thế Hùng (bên trái) và tác giả |
Tôi với nhà văn Ninh Thế Hùng, Hội Văn nghệ Lâm Đồng, một học trò lớp 3 của Trịnh thuở nào cứ đi lang thang trên con đường Cầu Đen cũ (nay là đường Lý Tự Trọng) của TP. Bảo Lộc; trong lòng tôi chợt trào lên những hoài nhớ về Trịnh Công Sơn, người đã để lại nhiều kỷ niệm nơi đây những năm từ giữa năm 1964 đến gần cuối 1967.
Con đường bụi đỏ ngày xưa đó in dấu chân Trịnh lặng lẽ từ ngôi nhà số 26, dẫn tới ngôi trường mái lá, trong những buổi sáng mù sương. Trịnh lầm lũi đi và lòng tràn đầy mọi nỗi niềm về thân phận, về chiến tranh cùng mạch ngầm của con sóng tình yêu dang dở nơi quê nhà.
Ôi! Những chiều một mình qua phố, Trịnh đi với những giai điệu day dứt trong lòng. Chính vì thế mà mọi chuyện bắt đầu từ đây. Bởi lẽ, ngoài thời gian gõ đầu trẻ, anh như bị rơi vào cơn ác mộng của ám ảnh khói lửa, binh đao làm tổn thương con người.
Trịnh chạy trốn khỏi cuộc chiến và trút hết tâm trạng của mình vào âm nhạc. Những ca khúc phản chiến đã ra đời, trên con đường nhỏ bụi bậm này, tại căn phòng nhìn ra mặt đường, chạy dọc nẻo dẫn lên ngôi nhà thờ Tin lành, trầm trầm với tiếng chuông buồn tênh.
Con đường xưa Trịnh Công Sơn viết ca khúc “Chiều một mình qua phố” |
Chính những năm tháng trốn lính bằng mọi cách và sự chiêm nghiệm trong cuộc sống đã làm thay đổi khuynh hướng sáng tác của một thời đoạn đặc biệt, trong sự nghiệp âm nhạc của Trịnh. Đã có lần ông tâm sự rằng, phải nhịn đói cả tháng trời để giảm cân, trước khi đi khám sức khỏe đăng lính.
Hệ luỵ từ những loại thuốc rút bớt nước trong tế bào cùng cà phê, thuốc lá, khiến cho sức khoẻ của Trịnh Công Sơn yếu đi một cách bất thường. Trong thời điểm này, những ca khúc như “Gia tài của mẹ”, “Người con gái Việt Nam”, “Đại bác ru đêm”, “Tình ca người mất trí”… liên tiếp ra đời.
Tuy vậy, nhạc sĩ cũng chỉ né tránh được hai lần đi khám, sau đó không thể chịu đựng nổi sự khổ ải, đến lần thứ ba, gần như cuộc tổng động viên vào năm 1967, thì Trịnh Công Sơn không còn cách nào khác là bỏ trốn. Ông về Sài Gòn với sự dấn thân bằng cách hát và biểu diễn những bài hát trong tập “Ca khúc Da vàng”, tại khu Đại học Văn khoa.
Ngôi biệt thự nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng ở và sáng tác nay trở thành nhà hàng |
Hùng nói, người ta mê đắm Trịnh ở những tình ca một thời như “Ướt mi”, “Diễm xưa”, “Mưa hồng”, “Biển nhớ”... nhưng người ta phải dựng tượng Trịnh ở những “Ca khúc Da vàng”, vì đó là ngọn lửa âm nhạc trên cao nguyên gửi cho loài người, để chia sẻ những khắc khoải về nhân loại, về số phận.
Mới đây, thêm 8 ca khúc trong bộ “Ca khúc Da vàng” của Trịnh được biểu diễn, cũng đã khẳng định giá trị cộng đồng của tác phẩm; đồng thời chân dung âm nhạc của Trịnh ngày càng thêm rực rỡ, cùng với những “Giọt nước mắt cho quê hương”, “Gia tài của mẹ”, “Người con gái Việt Nam”, hay “Đại bác ru đêm”...
Đó là nỗi khát khao cuộc sống hòa bình và yên lành cho những người lao động mà Trịnh đã nói thay họ qua những ca khúc phản chiến thời kỳ đó, để lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa do phía bên kia đi ngược lại lợi ích dân tộc.
Tôi lại nhớ, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lên Bảo Lộc và khẳng định, thành tựu âm nhạc trong thời kỳ sáng tác ở đây, đã đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của Trịnh. Đó là sự hướng tới cộng đồng, ngộ về thân phận.
Sinh thời, họa sĩ Bửu Chỉ, người đã từng hoạt động cách mạng trong nhà tù Mỹ Ngụy cũng đã nói, từ 1965 đến 1967, khi tiếng hát của Trịnh Công Sơn cất lên trong các giảng đường đại học ở Sài Gòn và Huế, với những “Ca khúc Da vàng”, đã tạo nên một hiện tượng đặc biệt trong xã hội. Và, họa sĩ còn kể, những bức tranh đầy tính chiến đấu của ông trong nhà tù Mỹ Ngụy, đều xuất phát từ sự ảnh hưởng tư tưởng, qua những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn.
Sức truyền bá những bài hát của Trịnh ngày càng sâu rộng và ảnh hưởng mạnh mẽ ngay cả đối với tinh thần của hàng ngũ lính Ngụy. Lo sợ trước những diễn biến xấu trong thanh niên sinh viên, chính quyền Nguyễn Văn Thiệu ngày đó đã phải ra lệnh tịch thu toàn bộ các tập ca khúc và băng nhạc của Trịnh.
Giờ đây, vẫn còn đó những “Lời buồn thánh” hay “Tuổi đá buồn” và “Chiều một mình qua phố” thấm vào từng hạt bụi của con đường Cầu Đen, trong tiếng ghi ta dịu buồn; nhưng cũng từ đây, có một Trịnh Công Sơn của Bảo Lộc tỏa lan thành những làn sóng mạnh mẽ đến vô tận, là những bài ca về lòng nhân ái, hạnh phúc cho đến ngày nay mà người ta không thể quên.
Chính vì từ đây, ngọn lửa âm nhạc cao nguyên Bảo Lộc là nguồn động lực cho Trịnh viết thêm những tập ca khúc như: “Kinh Việt Nam”, năm 1968, và tập ca khúc “Ta phải thấy mặt trời”, 1970. Và, sau đó là tập “Phụ ca khúc Da vàng”, hay “Da vàng 2”, năm 1972.
Vậy là sau 13 năm trốn lính, kể từ 1962, đi học Sư phạm ở Quy Nhơn, và phải đợi đến ngày 30/4/1975, cái ngày ông mới được cầm đàn hát vang trên đài phát thanh để đón chào quân đội ta vào giải phóng Sài Gòn...
Lại nhớ những ngày Trịnh ôm cây ghi ta cùng hơn 5000 sinh viên ca vang “Nối vòng tay lớn” đón chào những ngày của bình minh mới tràn ngập nhân gian. Ấy là những ngày tháng tưng bừng khí thế cách mạng trước ngày thống nhất đất nước. Khi ấy phong trào “Hát cho đồng bào tôi nghe” đã gây một dấu ấn Trịnh Công Sơn giàu nhiệt huyết với tình yêu dân tộc. Chính hình ảnh ấy đã giải thích vì sao có một Trịnh Công Sơn tài hoa, một công dân Trịnh Công Sơn chân chính qua các ca khúc về tình yêu cuộc sống vĩnh cửu.
Đó là một loạt ca khúc đặc sắc: “Giọt nước mắt cho quê hương”, “Gia tài của mẹ”, “Người già và em bé”, “Người con gái Việt Nam da vàng”, “Huế Sài Gòn Hà Nội”, “Biết đâu nguồn cội”, “Nối vòng tay lớn”, “Ca dao mẹ”... Cuối cùng niềm an ủi lớn nhất cho Trịnh là bài “Ngủ đi con” trong CD “Ca khúc Da vàng” đã được trao giải vàng 1972 ở Nhật.
Tôi và Hùng đứng lặng trước ngôi nhà số 26 đường Lý Tự Trọng một lần nữa để muốn gửi một lời chia tay với Trịnh. Với tôi, anh vẫn còn ngồi tư lự bên thềm. Mỗi buổi chiều vẫn một mình qua phố và đã đánh đổi cả cuộc đời mình vì âm nhạc bắt đầu từ đây, từ con đường này, từ ngôi nhà này...
Vương Tâm
Bình Loạn
Cảm xúc đó
Trả lờiXóacửa lưới dạng xếp
cửa lưới chống muỗi
lưới chống chuột
cửa lưới chống muỗi hà nội