Home » Nhà Nông
Nuôi giun quế mang lại thu nhập cao tại Bảo Lộc
Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014
Hiện nay, tại thành phố Bảo Lộc, bắt đầu xuất hiện một số nông dân nuôi giun (trùn) quế. Mô hình này vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được môi trường, do tận dụng lượng chất thải trong chăn nuôi.
Ông Nguyễn Văn Tân (thôn Tân Lập, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) là một trong những người đầu tiên của xã đưa giun quế về nuôi thí điểm. Trước đó, gia đình ông Tân đã phát triển đàn bò sữa có 12 con. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít nên việc làm chuồng trại và cách xử lý chất thải từ nuôi bò chưa thực sự đảm bảo môi trường. Do đó, người dân xung quanh thường phàn nàn ông về việc chăn nuôi bò gây ô nhiễm môi trường. Gia đình ông Tân đã tìm cách xử lý chất thải bằng cách xây hầm biogas, bán phân bò với giá rẻ… Trong thời gian này, ông được Công ty Trùn quế An Phú (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) tư vấn, giới thiệu về mô hình nuôi giun quế. Từ đó, ông nảy sinh ý tưởng xây dựng mô hình nuôi giun quế.
Đến nay, sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, gia đình ông Tân đã nuôi 4 luống giun với diện tích 200 m2. Ông Tân cho biết: “Hiện nay, mỗi kg sinh khối (chất liệu ban đầu dùng nuôi giun) mua với giá 8 ngàn đồng. Cứ mỗi mét vuông thì bỏ 20 kg sinh khối. Sau một tháng rưỡi sẽ cho thu hoạch. Điều đặc biệt là nuôi giun chỉ cần mua giống một lần. Sau đó, giun tự sinh sản và phát triển. Hiện tại, cứ một tháng rưỡi, gia đình tôi thu được khoảng 300 kg giun. Công ty An Phú thu mua với giá 30 ngàn đồng/kg. Trừ các chi phí, bình quân mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 8 triệu đồng. Về kỹ thuật, cần lưu ý giun rất sợ ánh sáng, nên khi làm chuồng cần che kín để tránh ánh sáng lọt vào. Luống nuôi nên làm sâu 40 cm, rộng trên 1m và phải lát nền để tránh giun bò mất”. Nuôi giun không những mang lại nguồn thu nhập cho gia đình mà còn giúp làm sạch môi trường xung quanh. Đàn bò 12 con của nhà ông mỗi ngày thải ra hàng trăm kg chất thải. Lượng chất thải này, giờ đây sử dụng cho giun quế “ăn” hàng ngày, nên ông Tân không phải lo nghĩ cách xử lý chất thải nữa.
Giun quế được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi cá, tôm và gia cầm. Hiện, Công ty An Phú đã ký hợp đồng thu mua toàn bộ lượng giun quế của gia đình ông Tân. Công ty cũng đang khuyến khích bà con nơi đây nhân rộng mô hình này. Khi mô hình được nhân rộng, Công ty sẽ trực tiếp tới tận nơi để thu mua. Theo ông Tân, nuôi giun ít bị rủi ro, kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, lại sớm có thu nhập. Đây là mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ.
Ông K’Huân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, cho biết: “Mô hình nuôi giun quế của ông Tân là một mô hình đặc biệt, vừa cho thu nhập đáng kể, lại vừa làm sạch môi trường. Vốn đầu tư để nuôi giun không cao, thích hợp với người nông dân nên đây là mô hình lý tưởng để kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chúng tôi đã đề nghị UBND xã có kế hoạch nhân rộng mô hình. Tới đây, xã sẽ cho bà con đến tham quan mô hình nuôi giun quế của ông Tân để học hỏi kinh nghiệm”.
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Kinh Tế, Nhà Nông
Ông Nguyễn Văn Tân (thôn Tân Lập, xã Lộc Châu, TP Bảo Lộc) là một trong những người đầu tiên của xã đưa giun quế về nuôi thí điểm. Trước đó, gia đình ông Tân đã phát triển đàn bò sữa có 12 con. Tuy nhiên, do nguồn vốn ít nên việc làm chuồng trại và cách xử lý chất thải từ nuôi bò chưa thực sự đảm bảo môi trường. Do đó, người dân xung quanh thường phàn nàn ông về việc chăn nuôi bò gây ô nhiễm môi trường. Gia đình ông Tân đã tìm cách xử lý chất thải bằng cách xây hầm biogas, bán phân bò với giá rẻ… Trong thời gian này, ông được Công ty Trùn quế An Phú (huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh) tư vấn, giới thiệu về mô hình nuôi giun quế. Từ đó, ông nảy sinh ý tưởng xây dựng mô hình nuôi giun quế.
Nuôi giun quế Bảo Lộc |
Đến nay, sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, gia đình ông Tân đã nuôi 4 luống giun với diện tích 200 m2. Ông Tân cho biết: “Hiện nay, mỗi kg sinh khối (chất liệu ban đầu dùng nuôi giun) mua với giá 8 ngàn đồng. Cứ mỗi mét vuông thì bỏ 20 kg sinh khối. Sau một tháng rưỡi sẽ cho thu hoạch. Điều đặc biệt là nuôi giun chỉ cần mua giống một lần. Sau đó, giun tự sinh sản và phát triển. Hiện tại, cứ một tháng rưỡi, gia đình tôi thu được khoảng 300 kg giun. Công ty An Phú thu mua với giá 30 ngàn đồng/kg. Trừ các chi phí, bình quân mỗi tháng gia đình tôi thu được khoảng 8 triệu đồng. Về kỹ thuật, cần lưu ý giun rất sợ ánh sáng, nên khi làm chuồng cần che kín để tránh ánh sáng lọt vào. Luống nuôi nên làm sâu 40 cm, rộng trên 1m và phải lát nền để tránh giun bò mất”. Nuôi giun không những mang lại nguồn thu nhập cho gia đình mà còn giúp làm sạch môi trường xung quanh. Đàn bò 12 con của nhà ông mỗi ngày thải ra hàng trăm kg chất thải. Lượng chất thải này, giờ đây sử dụng cho giun quế “ăn” hàng ngày, nên ông Tân không phải lo nghĩ cách xử lý chất thải nữa.
Giun quế được dùng để chế biến thức ăn chăn nuôi cá, tôm và gia cầm. Hiện, Công ty An Phú đã ký hợp đồng thu mua toàn bộ lượng giun quế của gia đình ông Tân. Công ty cũng đang khuyến khích bà con nơi đây nhân rộng mô hình này. Khi mô hình được nhân rộng, Công ty sẽ trực tiếp tới tận nơi để thu mua. Theo ông Tân, nuôi giun ít bị rủi ro, kỹ thuật đơn giản, tốn ít công chăm sóc, lại sớm có thu nhập. Đây là mô hình thích hợp cho những hộ chăn nuôi quy mô nhỏ lẻ.
Ông K’Huân, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Châu, cho biết: “Mô hình nuôi giun quế của ông Tân là một mô hình đặc biệt, vừa cho thu nhập đáng kể, lại vừa làm sạch môi trường. Vốn đầu tư để nuôi giun không cao, thích hợp với người nông dân nên đây là mô hình lý tưởng để kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm. Chúng tôi đã đề nghị UBND xã có kế hoạch nhân rộng mô hình. Tới đây, xã sẽ cho bà con đến tham quan mô hình nuôi giun quế của ông Tân để học hỏi kinh nghiệm”.
KHÁNH PHÚC
Bình Loạn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét