Home » Tin Nóng
Giảm nghèo hiệu quả tại K' Nớ - Lạc Dương
Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014
Đưng K’Nớ, Lạc Dương là xã có 99% người dân tộc thiểu số (DTTS) và địa bàn vốn có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất tỉnh Lâm Đồng. Nhưng, xã Đưng K’Nớ là 1 trong 20 tập thể, 1 trong 13 xã của tỉnh vừa được vinh dự nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh vì có thành tích xuất sắc trong quá trình thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2009-2013.
Nhà nước chung tay, dân đồng thuận
Năm 2013, ngân sách tỉnh hỗ trợ xã Đưng K’Nớ 1 tỷ đồng để thâm canh 100ha cây trồng với 128 hộ, trong đó 97 hộ nghèo (72,9ha) và 31 hộ cận nghèo (27,1ha). Huyện Lạc Dương là địa phương triển khai thành công nhất trong tỉnh về mô hình giảm nghèo nhanh và bền vững. 2 năm 2012-2013, xã Đưng K’Nớ có 16 hộ nhận thực hiện mô hình thâm canh cà phê catimor. Năng suất bình quân cà phê 5-7 tuổi khoảng 3,64 tấn nhân/ha, tăng từ 10-15%. Do chăm sóc đúng kỹ thuật góp phần làm kéo dài chu kỳ kinh tế của cây cà phê. Mô hình nuôi gà thả vườn có 3 hộ, gà sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng bình quân 2,5 kg/con. Mô hình này phù hợp với trình độ, tập quán của người dân. Qua mô hình, bà con được hỗ trợ vốn, được chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhận thức chuyển biến. Năm 2013, 8 hộ tham gia mô hình vườn-chuồng-rừng-ao đã thoát được nghèo: Rơ Ông Ha Jong, Kră Jăn Ha Liêng, Rơ Ông Ha Đông, KTol K’Jang, Rơ Ông Ha Tang, Cil Mup Ha Tang, Phi Srỗn Ha Krênh và Cil Mup Ha Buốt.
Cùng đó, Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 2 năm 2012 và 2013 của Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng 4 mô hình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi heo địa phương có 40 hộ tham gia. Chủ nhiệm Dự án Nguyễn Văn Quang cho biết: “Nông dân đã nắm bắt được các quy trình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê, nuôi heo địa phương theo hướng bán chăn thả có kiểm soát dịch bệnh, nuôi gà thả vườn hướng thịt...”. Qua triển khai các mô hình, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo đạt từ 600-700 ngàn đồng/tháng; có hộ đạt 1.300 ngàn đồng/người/tháng.
Từ năm 2008 đến nay, triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, xã Đưng K’Nớ từ tỷ lệ hộ nghèo 47,32% (năm 2008) còn 21,8% (năm 2013), bình quân mỗi năm giảm 8,36% - tỷ lệ cao nhất trong 4 xã nghèo của huyện Lạc Dương. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS của xã năm 2012 là 30,77% đến năm 2013 còn 22,77%. Năm 2013, xã vượt chỉ tiêu giảm nghèo 140% do UBND huyện đặt ra. Kết thúc năm 2013, Đưng K’Nớ có mức tăng trưởng kinh tế đạt 25,5 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 13,6 triệu đồng/người/năm (kế hoạch 11 triệu đồng).
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Nguyễn Quốc Kỳ, thành công ở chỗ: Lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình như 135, nông thôn mới, phát triển lâm nghiệp, vay vốn ưu đãi… Thông qua các chương trình, dự án hầu hết người dân thuộc đối tượng thụ hưởng đều được tiếp cận trực tiếp với các chính sách.
Vươn lên làm giàu?
Năm 2014, ngoài các giải pháp đồng bộ khác như tín dụng ưu đãi, khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề, y tế, giáo dục…, huyện Lạc Dương đang tiếp tục triển khai các mô hình tại xã nghèo như Đưng K’Nớ. Theo đó, mỗi xã từ 3-4 mô hình sản xuất rau theo quy mô “vườn rau dinh dưỡng”. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí giống, phân bón, vật tư lần đầu. Từ 3-5 mô hình thâm canh cây cà phê điển hình về đầu tư, thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… để nhân rộng trong xã. Mỗi xã có 2-3 mô hình chăn nuôi gà giống mới JDabaco từ 30-50 con, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần thức ăn, vắcxin, thuốc phòng trị bệnh… Năm 2014, Đưng K’Nớ sẽ mở rộng diện tích canh tác lên 641ha, tăng 12,5% so với năm 2013. Cùng đó là chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, cải tạo vườn cà phê để nâng năng suất và chất lượng. Tiếp tục xây dựng 8 mô hình kinh tế hộ vườn-ao-chuồng-rừng. Phát triển đàn bò lên 224 con, đàn heo 648 con, gia cầm, gia súc 3.565 con; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt ở thôn Đưng Trang...
Chỉ tiêu giảm nghèo của Đưng K’Nớ năm 2014 còn 18,05%, DTTS còn 18,85%; năm 2015 còn 14,29%, DTTS còn 14,92%. Xã đang phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm; tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt 30,18 tỷ đồng; giải quyết 200-250 lao động có việc làm mới; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 20%; 95-100% hộ được sử dụng nước sạch; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia…
Tuy Đưng K’Nớ đã đạt được khá nhiều kết quả về giảm nghèo nhanh và bền vững nhưng dĩ nhiên không bằng lòng dừng lại. Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Ông Ha Nhang thẳng thắn cho rằng: UBND xã và cộng đồng dân cư trong xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nội lực của chính mảnh đất quê hương mình. Đó là đất đai, phát triển rừng, phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đàn gia súc. Vì vậy, “UBND xã và gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và cộng đồng dân cư phải tiếp tục học hỏi, tìm tòi để biến từ những điều kiện thuận lợi đó trở thành những giá trị đích thực trong phát triển kinh tế từ hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, để không chỉ giảm nghèo mà vươn lên làm giàu”…
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Kinh Tế, Nhà Nông, Tin Nóng
Cán bộ hướng dẫn kỹ thuật cho ông Bon Niêng Ha Bang (bên trái) tham gia mô hình
thâm canh cà phê
Nhà nước chung tay, dân đồng thuận
Năm 2013, ngân sách tỉnh hỗ trợ xã Đưng K’Nớ 1 tỷ đồng để thâm canh 100ha cây trồng với 128 hộ, trong đó 97 hộ nghèo (72,9ha) và 31 hộ cận nghèo (27,1ha). Huyện Lạc Dương là địa phương triển khai thành công nhất trong tỉnh về mô hình giảm nghèo nhanh và bền vững. 2 năm 2012-2013, xã Đưng K’Nớ có 16 hộ nhận thực hiện mô hình thâm canh cà phê catimor. Năng suất bình quân cà phê 5-7 tuổi khoảng 3,64 tấn nhân/ha, tăng từ 10-15%. Do chăm sóc đúng kỹ thuật góp phần làm kéo dài chu kỳ kinh tế của cây cà phê. Mô hình nuôi gà thả vườn có 3 hộ, gà sinh trưởng phát triển tốt, trọng lượng bình quân 2,5 kg/con. Mô hình này phù hợp với trình độ, tập quán của người dân. Qua mô hình, bà con được hỗ trợ vốn, được chuyển giao khoa học kỹ thuật và nhận thức chuyển biến. Năm 2013, 8 hộ tham gia mô hình vườn-chuồng-rừng-ao đã thoát được nghèo: Rơ Ông Ha Jong, Kră Jăn Ha Liêng, Rơ Ông Ha Đông, KTol K’Jang, Rơ Ông Ha Tang, Cil Mup Ha Tang, Phi Srỗn Ha Krênh và Cil Mup Ha Buốt.
Cùng đó, Dự án xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật 2 năm 2012 và 2013 của Sở Khoa học và Công nghệ xây dựng 4 mô hình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh, chăn nuôi gà thả vườn, nuôi heo địa phương có 40 hộ tham gia. Chủ nhiệm Dự án Nguyễn Văn Quang cho biết: “Nông dân đã nắm bắt được các quy trình thâm canh cây cà phê, ủ phân vi sinh từ vỏ cà phê, nuôi heo địa phương theo hướng bán chăn thả có kiểm soát dịch bệnh, nuôi gà thả vườn hướng thịt...”. Qua triển khai các mô hình, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo đạt từ 600-700 ngàn đồng/tháng; có hộ đạt 1.300 ngàn đồng/người/tháng.
Từ năm 2008 đến nay, triển khai Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững, xã Đưng K’Nớ từ tỷ lệ hộ nghèo 47,32% (năm 2008) còn 21,8% (năm 2013), bình quân mỗi năm giảm 8,36% - tỷ lệ cao nhất trong 4 xã nghèo của huyện Lạc Dương. Tỷ lệ hộ nghèo DTTS của xã năm 2012 là 30,77% đến năm 2013 còn 22,77%. Năm 2013, xã vượt chỉ tiêu giảm nghèo 140% do UBND huyện đặt ra. Kết thúc năm 2013, Đưng K’Nớ có mức tăng trưởng kinh tế đạt 25,5 tỷ đồng/năm; thu nhập bình quân đầu người 13,6 triệu đồng/người/năm (kế hoạch 11 triệu đồng).
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Lạc Dương Nguyễn Quốc Kỳ, thành công ở chỗ: Lồng ghép đầu tư sử dụng hiệu quả nguồn vốn các chương trình như 135, nông thôn mới, phát triển lâm nghiệp, vay vốn ưu đãi… Thông qua các chương trình, dự án hầu hết người dân thuộc đối tượng thụ hưởng đều được tiếp cận trực tiếp với các chính sách.
Vươn lên làm giàu?
Năm 2014, ngoài các giải pháp đồng bộ khác như tín dụng ưu đãi, khuyến nông, khuyến lâm, dạy nghề, y tế, giáo dục…, huyện Lạc Dương đang tiếp tục triển khai các mô hình tại xã nghèo như Đưng K’Nớ. Theo đó, mỗi xã từ 3-4 mô hình sản xuất rau theo quy mô “vườn rau dinh dưỡng”. Nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí giống, phân bón, vật tư lần đầu. Từ 3-5 mô hình thâm canh cây cà phê điển hình về đầu tư, thâm canh, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật… để nhân rộng trong xã. Mỗi xã có 2-3 mô hình chăn nuôi gà giống mới JDabaco từ 30-50 con, trong đó Nhà nước hỗ trợ một phần thức ăn, vắcxin, thuốc phòng trị bệnh… Năm 2014, Đưng K’Nớ sẽ mở rộng diện tích canh tác lên 641ha, tăng 12,5% so với năm 2013. Cùng đó là chuyển đổi diện tích cà phê già cỗi, cải tạo vườn cà phê để nâng năng suất và chất lượng. Tiếp tục xây dựng 8 mô hình kinh tế hộ vườn-ao-chuồng-rừng. Phát triển đàn bò lên 224 con, đàn heo 648 con, gia cầm, gia súc 3.565 con; mở rộng diện tích nuôi cá nước ngọt ở thôn Đưng Trang...
Chỉ tiêu giảm nghèo của Đưng K’Nớ năm 2014 còn 18,05%, DTTS còn 18,85%; năm 2015 còn 14,29%, DTTS còn 14,92%. Xã đang phấn đấu thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng/người/năm; tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định) đạt 30,18 tỷ đồng; giải quyết 200-250 lao động có việc làm mới; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 20%; 95-100% hộ được sử dụng nước sạch; 100% hộ được sử dụng điện lưới quốc gia…
Tuy Đưng K’Nớ đã đạt được khá nhiều kết quả về giảm nghèo nhanh và bền vững nhưng dĩ nhiên không bằng lòng dừng lại. Phó Chủ tịch UBND xã Rơ Ông Ha Nhang thẳng thắn cho rằng: UBND xã và cộng đồng dân cư trong xã vẫn chưa phát huy hết tiềm năng nội lực của chính mảnh đất quê hương mình. Đó là đất đai, phát triển rừng, phát triển chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi đàn gia súc. Vì vậy, “UBND xã và gia đình hộ nghèo, hộ cận nghèo và cộng đồng dân cư phải tiếp tục học hỏi, tìm tòi để biến từ những điều kiện thuận lợi đó trở thành những giá trị đích thực trong phát triển kinh tế từ hộ gia đình, đặc biệt là hộ nghèo, hộ cận nghèo và phát triển kinh tế-xã hội của địa phương, để không chỉ giảm nghèo mà vươn lên làm giàu”…
Bình Loạn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét