Home » Tin Nóng Bảo Lộc
Tổ hợp tác Đoàn Kết Lộc An liên kết làm giàu
Thứ Sáu, 23 tháng 5, 2014
Ban đầu, họ chỉ là một nhóm nhỏ những gia đình hợp sức lại với nhau để vượt khó; dần dần, trở thành một tổ hợp tác với nguồn lực khá mạnh, duy trì nguồn lãi qua từng năm và giúp cho 80% các thành viên thoát nghèo. Sức lan tỏa trở nên mạnh mẽ khi Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) đi vào quỹ đạo. Qua 3 năm triển khai, toàn xã Lộc An (huyện Bảo Lâm) đã hình thành 80 tổ, đội, nhóm hợp tác; tổng vốn góp lên đến hàng trăm triệu đồng
Năm 2005, 11 cặp vợ chồng trẻ ở xóm 6, thôn 5, Lộc An quyết định gắn kết lại với nhau thành một nhóm để đùm bọc, giúp nhau vượt khó. Từ 11 triệu đồng vốn góp ban đầu, sau 9 năm hợp lực, số vốn đã lên đến 340 triệu đồng. Số thành viên cũng tăng lên 17 hộ và mỗi hộ góp 1 triệu đồng vốn/1 năm. Luân phiên hàng năm có 10 thành viên được vay vốn, lãi suất 1%/tháng. Từ 80% hộ nghèo ban đầu, nay 100% hộ trong nhóm là hộ khá, giàu, có “của ăn của để”. Cuối năm 2013, nhóm chính thức được UBND xã Lộc An phê duyệt trở thành Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5 Lộc An. Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, xã Lộc An, cho biết: “Mục đích góp vốn hỗ trợ nhau trong sản xuất chỉ là phụ, chính yếu vẫn là xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ cộng đồng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế”.
Mô hình tổ hợp tác này được nhân rộng và trở nên phổ biến khi xã điểm Lộc An bắt tay vào xây dựng NTM. Tiêu chí 13 “Xây dựng hình thức tổ chức sản xuất” đã tìm được đáp án. Từ Tổ hợp tác Đoàn Kết, giờ đây thôn 5 (Lộc An) đã xây dựng thêm 2 tổ là Tổ Kết Nghĩa (5 thành viên) và Tổ Liên Gia (12 thành viên). Lộc An có 16 thôn thì đã có 50% số thôn hưởng ứng thành lập tổ hợp tác. Đáng kể là tổ hợp tác chăn nuôi ở thôn 9, với 10 thành viên; 3 tổ hợp tác ở thôn 1 và 1 tổ hợp tác ở thôn 6. Ông Trần Doãn Quang - Chủ tịch Hội Nông dân Lộc An, cho biết: “Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các nguồn vốn tín dụng ở ngân hàng và quỹ tín dụng khó tiếp cận, việc các tổ hợp tác góp vốn để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn là một “kênh” hỗ trợ tài chính đắc lực cho nông dân. Tuy nhiên, khi đến với các tổ hợp tác, nông dân không chỉ được vay vốn, quan trọng hơn, họ được hỗ trợ về tinh thần, được tham gia vào một tổ chức tập thể gắn kết bền chặt và là chỗ dựa cho họ trong cuộc sống. Các tổ hợp tác đã tạo nên nguồn sức mạnh cộng đồng khá mạnh mẽ ở nông thôn hiện nay. Bất cứ phong trào, mô hình, hoạt động nào khi triển khai về khu dân cư, được các tổ hợp tác này bắt tay thực hiện đều có hiệu quả rất nhanh và mạnh”.
Ông Phạm Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An, nhận định: “Sau 3 năm xây dựng NTM, Lộc An đã xây dựng được 80 tổ, đội, nhóm hợp tác, với tổng nguồn vốn góp trên 735 triệu đồng. Kể từ khi thành lập các tổ hợp tác, đời sống nông dân trong xã được cải thiện rõ rệt. Không đơn thuần như mối quan hệ góp vốn giữa xã viên với ban chủ nhiệm trong hợp tác xã, tổ hợp tác là một đơn vị dân cư gắn kết như một gia đình, vừa hỗ trợ nhau về vật chất vừa là điểm tựa về tinh thần. Chương trình xây dựng NTM của xã khi triển khai về khu dân cư được đồng thuận rất cao, nhờ vào “tiếng nói” của những tổ hợp tác này”.
Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, cho hay: “Chúng tôi lấy tên là Tổ hợp tác Đoàn Kết, vì muốn mọi thành viên phải thống nhất và đồng lòng trong mọi việc. Phương tiện sản xuất là tài sản riêng, nhưng khi cần, tất cả các thành viên trong tổ đều sử dụng chung. Kinh nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được các thành viên tiếp cận, chia sẻ với nhau và cùng thử nghiệm. Cách thức làm giàu được thẳng thắn trao đổi và cùng hỗ trợ nhau vươn lên”. Anh Nguyễn Duy Thành, một thành viên của Tổ Đoàn Kết, hiện là hộ giàu, với thu nhập hàng năm trên dưới 500 triệu đồng. Ngày mới tham gia tổ hợp tác, gia đình anh là hộ nghèo, chuyên trồng chè hạt. Nay, anh có trong tay 6,5ha cà phê giống mới, cho thu nhập trung bình 7 tấn/ha. Anh Thành cho biết: “Tôi muốn tham gia tổ hợp tác vì đó là “cái nôi” đã từng cưu mang tôi lúc khó khăn và là nơi giúp tôi về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sống…”.
Thống kê trên toàn địa bàn huyện Bảo Lâm hiện có 5 HTX, 10 tổ hợp tác, hàng trăm tổ, đội liên kết sản xuất. Trào lưu hợp lực và liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang là bàn đạp vững chắc giúp nông dân địa phương đứng vững, tạo nên sức mạnh tập thể trên lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Kinh Tế, Nhà Nông, Tin Nóng, Tin Nóng Bảo Lộc
Các thành viên Tổ hợp tác Đoàn Kết trao đổi kinh nghiệm bên vườn cà phê của anh Nguyễn Duy Thành |
Năm 2005, 11 cặp vợ chồng trẻ ở xóm 6, thôn 5, Lộc An quyết định gắn kết lại với nhau thành một nhóm để đùm bọc, giúp nhau vượt khó. Từ 11 triệu đồng vốn góp ban đầu, sau 9 năm hợp lực, số vốn đã lên đến 340 triệu đồng. Số thành viên cũng tăng lên 17 hộ và mỗi hộ góp 1 triệu đồng vốn/1 năm. Luân phiên hàng năm có 10 thành viên được vay vốn, lãi suất 1%/tháng. Từ 80% hộ nghèo ban đầu, nay 100% hộ trong nhóm là hộ khá, giàu, có “của ăn của để”. Cuối năm 2013, nhóm chính thức được UBND xã Lộc An phê duyệt trở thành Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5 Lộc An. Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, xã Lộc An, cho biết: “Mục đích góp vốn hỗ trợ nhau trong sản xuất chỉ là phụ, chính yếu vẫn là xây dựng tinh thần đoàn kết, tương trợ cộng đồng, hỗ trợ nhau trong cuộc sống và phát triển kinh tế”.
Mô hình tổ hợp tác này được nhân rộng và trở nên phổ biến khi xã điểm Lộc An bắt tay vào xây dựng NTM. Tiêu chí 13 “Xây dựng hình thức tổ chức sản xuất” đã tìm được đáp án. Từ Tổ hợp tác Đoàn Kết, giờ đây thôn 5 (Lộc An) đã xây dựng thêm 2 tổ là Tổ Kết Nghĩa (5 thành viên) và Tổ Liên Gia (12 thành viên). Lộc An có 16 thôn thì đã có 50% số thôn hưởng ứng thành lập tổ hợp tác. Đáng kể là tổ hợp tác chăn nuôi ở thôn 9, với 10 thành viên; 3 tổ hợp tác ở thôn 1 và 1 tổ hợp tác ở thôn 6. Ông Trần Doãn Quang - Chủ tịch Hội Nông dân Lộc An, cho biết: “Trong thời điểm kinh tế khó khăn, các nguồn vốn tín dụng ở ngân hàng và quỹ tín dụng khó tiếp cận, việc các tổ hợp tác góp vốn để tạo điều kiện cho nông dân vay vốn là một “kênh” hỗ trợ tài chính đắc lực cho nông dân. Tuy nhiên, khi đến với các tổ hợp tác, nông dân không chỉ được vay vốn, quan trọng hơn, họ được hỗ trợ về tinh thần, được tham gia vào một tổ chức tập thể gắn kết bền chặt và là chỗ dựa cho họ trong cuộc sống. Các tổ hợp tác đã tạo nên nguồn sức mạnh cộng đồng khá mạnh mẽ ở nông thôn hiện nay. Bất cứ phong trào, mô hình, hoạt động nào khi triển khai về khu dân cư, được các tổ hợp tác này bắt tay thực hiện đều có hiệu quả rất nhanh và mạnh”.
Ông Phạm Ngọc Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Lộc An, nhận định: “Sau 3 năm xây dựng NTM, Lộc An đã xây dựng được 80 tổ, đội, nhóm hợp tác, với tổng nguồn vốn góp trên 735 triệu đồng. Kể từ khi thành lập các tổ hợp tác, đời sống nông dân trong xã được cải thiện rõ rệt. Không đơn thuần như mối quan hệ góp vốn giữa xã viên với ban chủ nhiệm trong hợp tác xã, tổ hợp tác là một đơn vị dân cư gắn kết như một gia đình, vừa hỗ trợ nhau về vật chất vừa là điểm tựa về tinh thần. Chương trình xây dựng NTM của xã khi triển khai về khu dân cư được đồng thuận rất cao, nhờ vào “tiếng nói” của những tổ hợp tác này”.
Anh Đinh Văn Hiến - Tổ trưởng Tổ hợp tác Đoàn Kết thôn 5, cho hay: “Chúng tôi lấy tên là Tổ hợp tác Đoàn Kết, vì muốn mọi thành viên phải thống nhất và đồng lòng trong mọi việc. Phương tiện sản xuất là tài sản riêng, nhưng khi cần, tất cả các thành viên trong tổ đều sử dụng chung. Kinh nghiệm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được các thành viên tiếp cận, chia sẻ với nhau và cùng thử nghiệm. Cách thức làm giàu được thẳng thắn trao đổi và cùng hỗ trợ nhau vươn lên”. Anh Nguyễn Duy Thành, một thành viên của Tổ Đoàn Kết, hiện là hộ giàu, với thu nhập hàng năm trên dưới 500 triệu đồng. Ngày mới tham gia tổ hợp tác, gia đình anh là hộ nghèo, chuyên trồng chè hạt. Nay, anh có trong tay 6,5ha cà phê giống mới, cho thu nhập trung bình 7 tấn/ha. Anh Thành cho biết: “Tôi muốn tham gia tổ hợp tác vì đó là “cái nôi” đã từng cưu mang tôi lúc khó khăn và là nơi giúp tôi về vốn, kỹ thuật, kinh nghiệm sống…”.
Thống kê trên toàn địa bàn huyện Bảo Lâm hiện có 5 HTX, 10 tổ hợp tác, hàng trăm tổ, đội liên kết sản xuất. Trào lưu hợp lực và liên kết trong sản xuất nông nghiệp đang là bàn đạp vững chắc giúp nông dân địa phương đứng vững, tạo nên sức mạnh tập thể trên lộ trình xây dựng nông thôn mới.
Bình Loạn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét