Home » Tin Nóng Lân Cận
Chủ lò mổ bắt tay " làm giá " thịt heo tại Đà Lạt
Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014
Mặc dù giá các loại thực phẩm trên thị trường vẫn đang ổn định, nguồn cung dồi dào, nhưng sáng 11/5, cả chợ Đà Lạt bỗng dưng xôn xao vì hàng chục tiểu thương kinh doanh thịt heo chẳng có thịt để bán, điều này khiến không ít người tiêu dùng bị bất ngờ…
Theo anh Nguyễn Triều (ngụ tại TP Đà Lạt), sáng 11/5, gia đình người thân của anh có giỗ nên người nhà đã dậy sớm ra chợ mới Đà Lạt để mua thịt heo về làm cỗ. Nhưng thật bất ngờ là cả khu chợ chẳng có miếng thịt heo nào, buộc lòng người nhà phải chạy xuống chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) mới mua được thịt.
Trong khi đó, theo anh D.T.H, (chủ một khách sạn, nhà hàng trên đường Lê Đại Hành, TP Đà Lạt), sự khan hiếm thịt heo bất thường trên đã làm cho nhà hàng lao đao, bởi nhiều đoàn khách đã đặt khẩu phần ăn từ trước nên nhà hàng không thể đổi thực đơn và buộc phải mua thịt với giá cao hơn giá thị trường đến 38.000đ/kg. Điều đáng nói không chỉ là giá cao, đối với nhà hàng, khách sạn quan trọng hơn đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khi nguồn giết mổ tập trung đang bị các chủ lò mổ “đình công”, các tiểu thương muốn giữ mối phải lấy thịt từ các nguồn ở địa phương khác về bán nên rất lo ngại.
Về việc này, bà Nguyễn Thị Châu (một tiểu thương có quày kinh doanh thịt heo tại khu chợ mới Đà Lạt), xác nhận: việc khan hiếm thịt heo trong những ngày qua là có thật. Theo bà Châu, bình thường thì khoảng 2 giờ sáng hàng ngày là các chủ lò mổ đã cung cấp thịt heo cho tiểu thương chợ Đà Lạt để phân phát cho các chợ nhỏ và bán cho người tiêu dùng, nhưng hai ngày nay không hiểu vì lý do gì họ đột ngột ngưng cung cấp thịt và khóa luôn điện thoại. Để giữ khách hàng, nhiều chị em tiểu thương ở đây phải chạy đôn, chạy đáo tìm nguồn thịt từ chợ Liên Nghĩa và Nam Ban (Lâm Hà) để cung cấp cho các mối lái của mình. Tuy nhiên, do biết Đà Lạt “khan hiếm” thịt nên những nơi cung cấp thịt đã đẩy giá lên rất cao.
Cái “bắt tay” của các chủ lò mổ
Liên quan đến vụ việc, các tiểu thương chợ Đà Lạt không dấu nổi bức xúc: Không biết lý do gì nhưng hôm nay là ngày thứ 2 rồi mà các chủ lò mổ vẫn không giết mổ và cũng không cung cấp thịt cho chợ. Một tiểu thương (không nêu tên), cho biết: Cả khu chợ này có tới hàng chục hộ kinh doanh buôn bán thịt heo, nhưng chỉ có 6 người cung ứng thịt heo cho tiểu thương (trong đó ngoại trừ bà Được, hiện có tới 5 chủ lò mổ gồm bà Gái, Hoa, Giang, Khiết, Hiệp đã bất ngờ ngưng giết mổ), nên giờ họ bắt tay nhau nhằm nâng giá thịt.
Chi L, chủ quày tại khu chợ mới Đà Lạt, bộc bạch: Một cái chợ đầu mối như thế này mà không có thịt heo thì các anh chị thử tưởng tượng như thế nào?. Trong khi các chủ lò mổ thì lại “bắt tay nhau” nhằm tạo sự khan hiếm giả tạo để ép tiểu thương. Đã vậy, chiều qua nhiều chị em mua được heo thì cũng không thể đưa về được Đà Lạt vì bị một số người chận lại, có người đưa được heo về thì cũng không thể xẻ thịt vì lò mổ không nhận làm, mà giết mổ tại nhà thì bất hợp pháp. Cũng theo các tiểu thương, chính vì sự “khan hiếm” trên đã đẩy giá thịt heo tăng từ 10.000 - 20.000đ/kg so với giá thị trường, làm sức mua giảm. Trong khi tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, nước hàng ngày nhưng giờ không có thịt để bán nên nhiều người phải chạy tìm nguồn cung khác – dù tăng hơn 8 giá (giá heo móc hàm 65.000đ/kg nay phải mua 73.000đ/kg) nhưng cũng phải lấy để giữ mối làm ăn chứ chẳng biết làm thế nào.
Giải thích hiện tượng “khan hiếm” trên, Quyền Trưởng ban Quản lý chợ mới Đà Lạt Võ Văn Huy, cho rằng: do là ngày lễ Phật đản nên việc giết mổ giảm, tuy nhiên ông Huy cũng thừa nhận có sự bất thường, vì bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ khoảng hơn 25 tấn thịt heo, nay chỉ cung cấp 6-7 tấn là bất thường. Còn bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng Giám đốc Công ty Len Nguyễn (chủ dự án Đà Lạt center - chợ mới Đà Lạt) cho rằng, chợ có tới 40 hộ với 75 quày chuyên kinh doanh thịt heo, nguyên nhân rất có thể thời gian đầu tiểu thương buôn bán còn khó khăn trong khi người cung cấp thịt thì muốn tăng giá để bù chi nên hai bên không thống nhất và dẫn đến việc các lò mổ ngưng cung cấp thịt.
Liên quan đến vụ việc, ông Phạm Văn Cường - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Số 1 Lâm Đồng, cho biết: ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã vào cuộc để làm rõ. Cũng theo ông Cường, nếu việc mua cao bán cao thì cũng là chuyện bình thường của thị trường, nhưng nếu có sự liên kết để tăng giá, hay bắt tay tự tạo sự khan hiếm giả tạo để tăng giá là sai phạm và cần xử lý nghiêm theo pháp luật.
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Tin Nóng, Tin Nóng Lân Cận
Các tiểu thương chợ mới Đà Lạt phản ánh việc chủ lò mổ đột ngột ngừng cung cấp thị heo |
Theo anh Nguyễn Triều (ngụ tại TP Đà Lạt), sáng 11/5, gia đình người thân của anh có giỗ nên người nhà đã dậy sớm ra chợ mới Đà Lạt để mua thịt heo về làm cỗ. Nhưng thật bất ngờ là cả khu chợ chẳng có miếng thịt heo nào, buộc lòng người nhà phải chạy xuống chợ Liên Nghĩa (Đức Trọng) mới mua được thịt.
Trong khi đó, theo anh D.T.H, (chủ một khách sạn, nhà hàng trên đường Lê Đại Hành, TP Đà Lạt), sự khan hiếm thịt heo bất thường trên đã làm cho nhà hàng lao đao, bởi nhiều đoàn khách đã đặt khẩu phần ăn từ trước nên nhà hàng không thể đổi thực đơn và buộc phải mua thịt với giá cao hơn giá thị trường đến 38.000đ/kg. Điều đáng nói không chỉ là giá cao, đối với nhà hàng, khách sạn quan trọng hơn đó là vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, trong khi nguồn giết mổ tập trung đang bị các chủ lò mổ “đình công”, các tiểu thương muốn giữ mối phải lấy thịt từ các nguồn ở địa phương khác về bán nên rất lo ngại.
Về việc này, bà Nguyễn Thị Châu (một tiểu thương có quày kinh doanh thịt heo tại khu chợ mới Đà Lạt), xác nhận: việc khan hiếm thịt heo trong những ngày qua là có thật. Theo bà Châu, bình thường thì khoảng 2 giờ sáng hàng ngày là các chủ lò mổ đã cung cấp thịt heo cho tiểu thương chợ Đà Lạt để phân phát cho các chợ nhỏ và bán cho người tiêu dùng, nhưng hai ngày nay không hiểu vì lý do gì họ đột ngột ngưng cung cấp thịt và khóa luôn điện thoại. Để giữ khách hàng, nhiều chị em tiểu thương ở đây phải chạy đôn, chạy đáo tìm nguồn thịt từ chợ Liên Nghĩa và Nam Ban (Lâm Hà) để cung cấp cho các mối lái của mình. Tuy nhiên, do biết Đà Lạt “khan hiếm” thịt nên những nơi cung cấp thịt đã đẩy giá lên rất cao.
Cái “bắt tay” của các chủ lò mổ
Liên quan đến vụ việc, các tiểu thương chợ Đà Lạt không dấu nổi bức xúc: Không biết lý do gì nhưng hôm nay là ngày thứ 2 rồi mà các chủ lò mổ vẫn không giết mổ và cũng không cung cấp thịt cho chợ. Một tiểu thương (không nêu tên), cho biết: Cả khu chợ này có tới hàng chục hộ kinh doanh buôn bán thịt heo, nhưng chỉ có 6 người cung ứng thịt heo cho tiểu thương (trong đó ngoại trừ bà Được, hiện có tới 5 chủ lò mổ gồm bà Gái, Hoa, Giang, Khiết, Hiệp đã bất ngờ ngưng giết mổ), nên giờ họ bắt tay nhau nhằm nâng giá thịt.
Chi L, chủ quày tại khu chợ mới Đà Lạt, bộc bạch: Một cái chợ đầu mối như thế này mà không có thịt heo thì các anh chị thử tưởng tượng như thế nào?. Trong khi các chủ lò mổ thì lại “bắt tay nhau” nhằm tạo sự khan hiếm giả tạo để ép tiểu thương. Đã vậy, chiều qua nhiều chị em mua được heo thì cũng không thể đưa về được Đà Lạt vì bị một số người chận lại, có người đưa được heo về thì cũng không thể xẻ thịt vì lò mổ không nhận làm, mà giết mổ tại nhà thì bất hợp pháp. Cũng theo các tiểu thương, chính vì sự “khan hiếm” trên đã đẩy giá thịt heo tăng từ 10.000 - 20.000đ/kg so với giá thị trường, làm sức mua giảm. Trong khi tiền thuê mặt bằng, tiền thuế, tiền điện, nước hàng ngày nhưng giờ không có thịt để bán nên nhiều người phải chạy tìm nguồn cung khác – dù tăng hơn 8 giá (giá heo móc hàm 65.000đ/kg nay phải mua 73.000đ/kg) nhưng cũng phải lấy để giữ mối làm ăn chứ chẳng biết làm thế nào.
Giải thích hiện tượng “khan hiếm” trên, Quyền Trưởng ban Quản lý chợ mới Đà Lạt Võ Văn Huy, cho rằng: do là ngày lễ Phật đản nên việc giết mổ giảm, tuy nhiên ông Huy cũng thừa nhận có sự bất thường, vì bình quân mỗi ngày chợ tiêu thụ khoảng hơn 25 tấn thịt heo, nay chỉ cung cấp 6-7 tấn là bất thường. Còn bà Dương Thị Hoài Thu - Tổng Giám đốc Công ty Len Nguyễn (chủ dự án Đà Lạt center - chợ mới Đà Lạt) cho rằng, chợ có tới 40 hộ với 75 quày chuyên kinh doanh thịt heo, nguyên nhân rất có thể thời gian đầu tiểu thương buôn bán còn khó khăn trong khi người cung cấp thịt thì muốn tăng giá để bù chi nên hai bên không thống nhất và dẫn đến việc các lò mổ ngưng cung cấp thịt.
Liên quan đến vụ việc, ông Phạm Văn Cường - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường Số 1 Lâm Đồng, cho biết: ngay sau khi nhận được thông tin, đơn vị đã vào cuộc để làm rõ. Cũng theo ông Cường, nếu việc mua cao bán cao thì cũng là chuyện bình thường của thị trường, nhưng nếu có sự liên kết để tăng giá, hay bắt tay tự tạo sự khan hiếm giả tạo để tăng giá là sai phạm và cần xử lý nghiêm theo pháp luật.
Thụy Trang
Bình Loạn
Haizzz
Trả lờiXóalều xông hơi
lều xông hơi tại nhà
lều xông hơi giá rẻ
lều xông hơi sau sinh