Home » Nhà Nông
Phận đời 1 nắng 2 sương dưới tán chè
Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014
Từ đôi bàn tay gầy guộc, sau những giọt mồ hôi mặn đắng lẫn trong làn sương mảnh, những giọt trà tinh khiết nổi tiếng đã được họ - những người nông dân lam lũ chắt lọc làm nên thương hiệu của những trà ô long, túy ngọc, tuyết shan trên mảnh đất Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) này.
Thoạt nhìn, tôi như bị thôi miên bởi những triền đồi thoai thoải nối tiếp nhau, mìn mịn như làn da con gái cong cong một màu non xanh của những ruộng trà liền kề sau khi vượt qua những khúc cua thăm thẳm của cung đèo Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng). Tất cả hiện lên, trải ra trước mắt như một thước phim chầm chậm sau những vòng xe, như một bức tranh hài hòa trước ánh nắng mặt trời rực rỡ khiến chúng tôi như bị lạc vào một thế giới khác. Một thế giới đẹp đẽ và thơm lừng mùi hương của trà, của đất, của mồ hôi và của những tích tụ ngàn năm nơi thung lũng cao nguyên màu mỡ, trù phú này.
Từ lâu, do địa hình thung lũng cao nguyên nên nơi đây được mệnh danh bằng cái tên khá thân thiện - thành phố mù sương, bởi quanh năm sương mờ cứ giăng mắc khắp các ngóc ngách nơi này. Quả thật, từ sáng sớm, khi theo chân người bạn đồng hành đi về phía những đồi trà ven ngoại ô thành phố, chúng tôi như bị chìm đi trong làn sương mờ ảo. Một cảm giác mông lung, nhập nhòa giữa trời đất, giữa con người và vật, giữa hư vô và thực tại khiến bao nhiêu mệt nhọc, lo toan đã bị sương lắng xuống để người ta được chìm vào một thế giới khác. Thế giới của trà và trà. Theo quan sát của chúng tôi, tất cả những công nhân hái trà ở đây đều có một đặc điểm chung, đó là luôn đội một chiếc nón trắng để che nắng vì họ phải làm việc cả ngày dưới ánh mặt trời mà thường đeo một chiếc gùi trên vai để đựng sản phẩm của mình. Những chiếc nón kia cứ lặng lẽ, cần mẫn mà ít khi ngẩng lên. Dưới những bóng nón đó, những phận người cũng cần mẫn, chăm chỉ với công việc của mình. Công việc làm lên những giọt trà tinh khiết của mảnh đất này.
Thoạt nhìn, công việc của người hái trà khá đơn giản nhưng xem kỹ, nó cũng rất tỷ mỷ. Cụ thể, theo chị Ka Sâm - một công nhân hái trà ở Đại Lào (TP.Bảo Lộc) thì không phải cứ vặt búp trà là được mà phải vặt sao cho búp trà thu được có đúng 2 lá 1 tôm thì chủ họ mới chấp nhận, bởi trà ở đây đều làm để xuất khẩu, để phục vụ những khách uống trà sành điệu. Trà mà hái không đạt chuẩn, có nhiều lá quá cũng không được bởi lúc chế biến, lá sẽ làm giảm vị thơm ngon, mất đi tinh chất của trà. Còn nếu ít lá, khi sao trà sẽ bị teo nhỏ, nhìn không đẹp mắt. Có thể nói, mỗi búp trà là sự kết hợp giữ đọt tôm và lá non. Ở đó, lá non nhiều sẽ làm trà thêm đắng mà lá ít thì sẽ làm trà thêm nhạt. Chính vì sự cầu kỳ và chính xác mà người hái trà cũng phải làm việc thận trọng hơn.
Có một sự thực trớ trêu là mặc dù những thương hiệu trà ô long, túy ngọc, kim tuyên…được đông đảo người dân cả nước biết đến bởi sự tinh tế, độc đáo nhưng với những công nhân hái trà này, nó như một thứ đặc sản xa xôi. Hình như, không riêng gì những công nhân hái trà, mà hầu hết những người nông dân khác, những đôi bàn tay trực tiếp tạo ra những sản phẩm kiểu đặc sản của vùng đất ấy lại ít khi được thưởng thức sản phẩm của mình.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực ra "vương quốc” trà Bảo Lộc không chỉ gói gọn trong phạm vi của thành phố Bảo Lộc mà nó còn lan rộng ra cả các huyện lân cận cho tới cao nguyên Di Linh, giáp ranh với thành phố Đà Lạt do thổ nhưỡng và khí hậu của chúng khá tương đồng. Dọc theo các tuyến quốc lộ 20, quốc lộ 55, quốc lộ 28 và những tỉnh lộ trải nhựa đan xen là những ruộng trà trải dài. Sự tích cây trà trên cao nguyên này có từ khi người Pháp lần đầu đặt chân tới đây nhưng nó chỉ thực sự phát triển thành thương hiệu với hàng trăm ngàn hecta trong vài chục năm trở lại đây mà thôi. Vì thế, ngoài những cây trà shan cổ thụ, ở Bảo Lộc trà có độ tuổi chừng 30 năm và được hình thành bởi các làng, chủ yếu là người dân nhập cư ở miền xuôi lên, trong đó có cả những người ngoại quốc, đặc biệt là Đài Loan. Họ thường là các ông chủ đầu tư tiền của để làm trang trại trà, có khi rộng tới hàng chục hecta.
Giọt thơm từ đất lành
Mặt trời lên cao, sương mờ tan nhanh cũng là lúc chúng tôi nhận ra rằng, cuộc sống của những công nhân hái trà mà đa phần là phụ nữ, người già này không đẹp đẽ, nên thơ như những đồi trà mà chúng tôi nhìn thấy từ xa xa ven đường quốc lộ 20 chạy vắt ngang thành phố. Với họ, những nông dân nghèo xứ cao nguyên này, cuộc mưu sinh lúc nào cũng luôn chật vật và bấp bênh. Theo tìm hiểu, bắt đầu từ tháng 4, khi những cơn mưa phùn xuất hiện nơi này cũng là lúc những đồi trà nảy lên vô vàn lộc biếc, mầm non để tạo cho đời những nụ trà thơm hương. Nó không chỉ là lộc của cây mà còn là lộc của trời, của đất giao hòa, chắt chiu từ hàng ngàn năm qua, dưới trầm tích của những lớp đất đỏ bazan màu mỡ nơi đây. Theo chị Ka Thái, một nông dân ở xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) thì từ khoảng 5 giờ sáng là chị cùng mấy chục người trong xóm lại cùng nhau đem bao bố lên những đồi trà này để hái. Công việc cũng khá đơn giản nhưng vất vả bởi phải làm việc liên tục lại vừa phải di chuyển. Mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc gùi bằng tre đeo trên lưng. Họ di chuyển qua những luống trà, hai tay hái những chiếc búp non liên tục. Tiền công hái sẽ được các chủ trang trại trà tính theo sản phẩm. Cụ thể, mỗi ký búp trà sẽ được trả 3.000 đồng. Trung bình, một người có thể hái được từ 15 đến 25 ký lô búp trà một ngày, tùy theo sức khỏe. Hiện đang là đầu vụ trà nên giá công thấp hơn so với mặt bằng chung bởi có nhiều đồi trà, lượng mưa chưa đủ nên búp chưa xuất hiện. Theo chị Ka, khoảng chừng hơn nửa tháng nữa mưa nhiều cũng là lúc trà nảy búp, công nhân thường hái không kịp. Khi ấy, để đảm bảo năng suất và tránh việc lãng phí do búp trà già đi, các chủ thường tăng lương cho công nhân hái. Nhiều trang trại trả từ 3.500 đến 4.000 đồng/ký búp trà còn kèm theo cả một ổ bánh mì thịt vào mỗi sáng để thu hút lao động. Sau đó, công nhân đem trà về trang trại và được trả công hàng tuần bằng tổng số lượng trà mình hái được.
Mặc dù công việc hái trà khá vất vả bởi phải di chuyển trên những triền đồi thoai thoải nhưng dường như với những người công nhân này, đó vẫn là niềm hạnh phúc bởi họ chỉ có 5 tháng trong một năm để gắn bó với công việc của mình. Từ đầu tháng 4 cho tới tháng 8, khi mưa phùn ít đi cũng là lúc trà không thể ra búp non nữa. Vì vậy, những người phụ nữ ở đây đều tranh thủ thời gian này để đi hái trà. Nhiều gia đình có cả 4, 5 người cùng đi hái trà nên thu nhập một ngày cũng được vài trăm ngàn, tốt hơn rất nhiều những công việc khác, kể cả việc họ trồng trà trên những công đất nhà mình. Nói về điều này, người bạn của tôi giải thích, nếu trồng trà phải bỏ tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu mà khi thu hoạch cũng chỉ có thể bán búp trà cho các doanh nghiệp trà khác với giá rẻ. Vì thế, người dân ở đây thay vì bỏ vốn họ thường đi hái trà để thu được ngay số tiền mà họ cần. Với các doanh nghiệp trà, do sở hữu số lượng lớn cộng thêm một vòng quay trồng và sản xuất, tiêu thụ khép kín nên họ vẫn có lãi từ việc trồng trà. Đó chính là lý do vì sao ở đây có nhiều doanh nghiệp trà của những ông chủ giàu có nhưng lại ít có những ruộng trà dạng tiểu điền của từng hộ dân.
Nhìn những bóng người mờ ảo trôi trong một màu xanh bất tận của những đồi trà bên cạnh, bất giác chúng tôi không khỏi nao lòng. Cảm giác về số phận những người làm cho đời những giọt trà thơm ngon. Hình như, bất cứ ai mang đến cho đời những tinh túy của đất trời đều gian nan, vất vả như vậy.
Có một sự thực trớ trêu là mặc dù những thương hiệu trà ô long, túy ngọc, kim tuyên…được đông đảo người dân cả nước biết đến bởi sự tinh tế, độc đáo, nhưng với những công nhân hái trà này, nó như một thứ đặc sản xa xôi. Hình như, không riêng gì những công nhân hái trà, mà hầu hết những người nông dân khác, những đôi bàn tay trực tiếp tạo ra những sản phẩm kiểu đặc sản của vùng đất ấy lại ít khi được thưởng thức sản phẩm của mình.
Bài Viết Này Thuốc Chủ Đề >>
Kinh Tế, Nhà Nông
hình ảnh đồi chè xanh bát ngát tại Bảo Lộc |
Từ lâu, do địa hình thung lũng cao nguyên nên nơi đây được mệnh danh bằng cái tên khá thân thiện - thành phố mù sương, bởi quanh năm sương mờ cứ giăng mắc khắp các ngóc ngách nơi này. Quả thật, từ sáng sớm, khi theo chân người bạn đồng hành đi về phía những đồi trà ven ngoại ô thành phố, chúng tôi như bị chìm đi trong làn sương mờ ảo. Một cảm giác mông lung, nhập nhòa giữa trời đất, giữa con người và vật, giữa hư vô và thực tại khiến bao nhiêu mệt nhọc, lo toan đã bị sương lắng xuống để người ta được chìm vào một thế giới khác. Thế giới của trà và trà. Theo quan sát của chúng tôi, tất cả những công nhân hái trà ở đây đều có một đặc điểm chung, đó là luôn đội một chiếc nón trắng để che nắng vì họ phải làm việc cả ngày dưới ánh mặt trời mà thường đeo một chiếc gùi trên vai để đựng sản phẩm của mình. Những chiếc nón kia cứ lặng lẽ, cần mẫn mà ít khi ngẩng lên. Dưới những bóng nón đó, những phận người cũng cần mẫn, chăm chỉ với công việc của mình. Công việc làm lên những giọt trà tinh khiết của mảnh đất này.
Thoạt nhìn, công việc của người hái trà khá đơn giản nhưng xem kỹ, nó cũng rất tỷ mỷ. Cụ thể, theo chị Ka Sâm - một công nhân hái trà ở Đại Lào (TP.Bảo Lộc) thì không phải cứ vặt búp trà là được mà phải vặt sao cho búp trà thu được có đúng 2 lá 1 tôm thì chủ họ mới chấp nhận, bởi trà ở đây đều làm để xuất khẩu, để phục vụ những khách uống trà sành điệu. Trà mà hái không đạt chuẩn, có nhiều lá quá cũng không được bởi lúc chế biến, lá sẽ làm giảm vị thơm ngon, mất đi tinh chất của trà. Còn nếu ít lá, khi sao trà sẽ bị teo nhỏ, nhìn không đẹp mắt. Có thể nói, mỗi búp trà là sự kết hợp giữ đọt tôm và lá non. Ở đó, lá non nhiều sẽ làm trà thêm đắng mà lá ít thì sẽ làm trà thêm nhạt. Chính vì sự cầu kỳ và chính xác mà người hái trà cũng phải làm việc thận trọng hơn.
Có một sự thực trớ trêu là mặc dù những thương hiệu trà ô long, túy ngọc, kim tuyên…được đông đảo người dân cả nước biết đến bởi sự tinh tế, độc đáo nhưng với những công nhân hái trà này, nó như một thứ đặc sản xa xôi. Hình như, không riêng gì những công nhân hái trà, mà hầu hết những người nông dân khác, những đôi bàn tay trực tiếp tạo ra những sản phẩm kiểu đặc sản của vùng đất ấy lại ít khi được thưởng thức sản phẩm của mình.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, thực ra "vương quốc” trà Bảo Lộc không chỉ gói gọn trong phạm vi của thành phố Bảo Lộc mà nó còn lan rộng ra cả các huyện lân cận cho tới cao nguyên Di Linh, giáp ranh với thành phố Đà Lạt do thổ nhưỡng và khí hậu của chúng khá tương đồng. Dọc theo các tuyến quốc lộ 20, quốc lộ 55, quốc lộ 28 và những tỉnh lộ trải nhựa đan xen là những ruộng trà trải dài. Sự tích cây trà trên cao nguyên này có từ khi người Pháp lần đầu đặt chân tới đây nhưng nó chỉ thực sự phát triển thành thương hiệu với hàng trăm ngàn hecta trong vài chục năm trở lại đây mà thôi. Vì thế, ngoài những cây trà shan cổ thụ, ở Bảo Lộc trà có độ tuổi chừng 30 năm và được hình thành bởi các làng, chủ yếu là người dân nhập cư ở miền xuôi lên, trong đó có cả những người ngoại quốc, đặc biệt là Đài Loan. Họ thường là các ông chủ đầu tư tiền của để làm trang trại trà, có khi rộng tới hàng chục hecta.
Người dân thu hoạch chè tại Bảo Lộc |
Mặt trời lên cao, sương mờ tan nhanh cũng là lúc chúng tôi nhận ra rằng, cuộc sống của những công nhân hái trà mà đa phần là phụ nữ, người già này không đẹp đẽ, nên thơ như những đồi trà mà chúng tôi nhìn thấy từ xa xa ven đường quốc lộ 20 chạy vắt ngang thành phố. Với họ, những nông dân nghèo xứ cao nguyên này, cuộc mưu sinh lúc nào cũng luôn chật vật và bấp bênh. Theo tìm hiểu, bắt đầu từ tháng 4, khi những cơn mưa phùn xuất hiện nơi này cũng là lúc những đồi trà nảy lên vô vàn lộc biếc, mầm non để tạo cho đời những nụ trà thơm hương. Nó không chỉ là lộc của cây mà còn là lộc của trời, của đất giao hòa, chắt chiu từ hàng ngàn năm qua, dưới trầm tích của những lớp đất đỏ bazan màu mỡ nơi đây. Theo chị Ka Thái, một nông dân ở xã Lộc Thành (huyện Bảo Lâm) thì từ khoảng 5 giờ sáng là chị cùng mấy chục người trong xóm lại cùng nhau đem bao bố lên những đồi trà này để hái. Công việc cũng khá đơn giản nhưng vất vả bởi phải làm việc liên tục lại vừa phải di chuyển. Mỗi người đều trang bị cho mình một chiếc gùi bằng tre đeo trên lưng. Họ di chuyển qua những luống trà, hai tay hái những chiếc búp non liên tục. Tiền công hái sẽ được các chủ trang trại trà tính theo sản phẩm. Cụ thể, mỗi ký búp trà sẽ được trả 3.000 đồng. Trung bình, một người có thể hái được từ 15 đến 25 ký lô búp trà một ngày, tùy theo sức khỏe. Hiện đang là đầu vụ trà nên giá công thấp hơn so với mặt bằng chung bởi có nhiều đồi trà, lượng mưa chưa đủ nên búp chưa xuất hiện. Theo chị Ka, khoảng chừng hơn nửa tháng nữa mưa nhiều cũng là lúc trà nảy búp, công nhân thường hái không kịp. Khi ấy, để đảm bảo năng suất và tránh việc lãng phí do búp trà già đi, các chủ thường tăng lương cho công nhân hái. Nhiều trang trại trả từ 3.500 đến 4.000 đồng/ký búp trà còn kèm theo cả một ổ bánh mì thịt vào mỗi sáng để thu hút lao động. Sau đó, công nhân đem trà về trang trại và được trả công hàng tuần bằng tổng số lượng trà mình hái được.
Mặc dù công việc hái trà khá vất vả bởi phải di chuyển trên những triền đồi thoai thoải nhưng dường như với những người công nhân này, đó vẫn là niềm hạnh phúc bởi họ chỉ có 5 tháng trong một năm để gắn bó với công việc của mình. Từ đầu tháng 4 cho tới tháng 8, khi mưa phùn ít đi cũng là lúc trà không thể ra búp non nữa. Vì vậy, những người phụ nữ ở đây đều tranh thủ thời gian này để đi hái trà. Nhiều gia đình có cả 4, 5 người cùng đi hái trà nên thu nhập một ngày cũng được vài trăm ngàn, tốt hơn rất nhiều những công việc khác, kể cả việc họ trồng trà trên những công đất nhà mình. Nói về điều này, người bạn của tôi giải thích, nếu trồng trà phải bỏ tiền mua phân bón, thuốc trừ sâu mà khi thu hoạch cũng chỉ có thể bán búp trà cho các doanh nghiệp trà khác với giá rẻ. Vì thế, người dân ở đây thay vì bỏ vốn họ thường đi hái trà để thu được ngay số tiền mà họ cần. Với các doanh nghiệp trà, do sở hữu số lượng lớn cộng thêm một vòng quay trồng và sản xuất, tiêu thụ khép kín nên họ vẫn có lãi từ việc trồng trà. Đó chính là lý do vì sao ở đây có nhiều doanh nghiệp trà của những ông chủ giàu có nhưng lại ít có những ruộng trà dạng tiểu điền của từng hộ dân.
Để có được búp chè thơm ngon người dân Bảo Lộc phải chăm sóc rất kỹ càng |
Nhìn những bóng người mờ ảo trôi trong một màu xanh bất tận của những đồi trà bên cạnh, bất giác chúng tôi không khỏi nao lòng. Cảm giác về số phận những người làm cho đời những giọt trà thơm ngon. Hình như, bất cứ ai mang đến cho đời những tinh túy của đất trời đều gian nan, vất vả như vậy.
Có một sự thực trớ trêu là mặc dù những thương hiệu trà ô long, túy ngọc, kim tuyên…được đông đảo người dân cả nước biết đến bởi sự tinh tế, độc đáo, nhưng với những công nhân hái trà này, nó như một thứ đặc sản xa xôi. Hình như, không riêng gì những công nhân hái trà, mà hầu hết những người nông dân khác, những đôi bàn tay trực tiếp tạo ra những sản phẩm kiểu đặc sản của vùng đất ấy lại ít khi được thưởng thức sản phẩm của mình.
ĐOÀN ĐẠI TRÍ (Báo Đại Đoàn Kết)
Bình Loạn
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét